(Nguyễn Hồng Hải, trú tại Đống Đa, Hà Nội)
![]() |
Ảnh minh họa |
Trả lời:
Tại Điều 4 Nghị định 54/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2019 quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường, quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke như sau:
“1. Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
3. Phòng hát phải có diện tích sử dụng từ 20 m2 trở lên, không kể công trình phụ.
4. Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).”
Việc tách 5 phòng 30m2 thành 10 phòng nhỏ mỗi phòng 15m2 là vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, diện tích sử dụng phải từ 20 m2 trở lên. Hành vi vi phạm này sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, được sửa đổi bởi Khoản 20 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP, cụ thể:
“Điều 16. Vi phạm quy định về điều kiện tổ chức hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm đủ diện tích của vũ trường, phòng karaoke theo quy định;
b) Không bảo đảm quy định về thiết kế cửa phòng karaoke.”
Như vậy, hành vi của bạn sẽ xử phạt theo điểm a khoản 4 Điều 16 Nghị định 158/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 20 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP.
Áp dụng khoản 2 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, quy định mức phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 158/2013/NĐ-CP là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân và Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt” xác định mức tiền phạt đối với hộ kinh doanh không bảo đảm đủ diện tích của phòng karaoke theo quy định là 12.500.000 đồng (mức trung bình khung tiền phạt).
Ngoài ra, với tình huống bạn hỏi ở trên, việc bạn tách 5 phòng thành 10 phòng nhỏ, tổng số phòng hát sẽ tăng lên gồm 15 phòng (5 phòng 30m2 và 10 phòng 15m2). Trong khi tại giấy phép kinh doanh bạn được cấp là kinh doanh 10 phòng hát. Khi đưa 15 phòng hát vào hoạt động, hộ kinh doanh của bạn còn vi phạm với hành vi kinh doanh hoạt động karaoke không đúng nội dung, không đúng phạm vi quy định trong giấy phép (được cấp phép hoạt động 10 phòng hát nhưng tổ chức hoạt động 15 phòng hát) vi phạm điểm b khoản 2 Điều 17 Nghị định Nghị định 158/2013/NĐ-CP.
Tuy nhiên, hành vi vi phạm của bạn trong lĩnh vực văn hóa thuộc phạm vi nội thành Hà Nội, nên phải áp dụng điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 08/2014/NQ-HĐND Nghị quyết này quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP:
“Điều 12. Vi phạm quy định về giấy phép trong tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng (theo hành vi quy định tại Điều 17 Nghị định 158/2013/NĐ-CP)
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây
a) Kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke không đúng nội dung, không đúng phạm vi quy định trong giấy phép (theo hành vi quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 17).
b) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke (theo hành vi quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 17)”
Áp dụng khoản 2 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, quy định mức phạt tiền quy định tại Điều 17 Nghị định 158/2013/NĐ-CP là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân và Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt” xác định mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hoạt động karaoke không đúng nội dung, không đúng phạm vi quy định trong giấy phép là 25.000.000 đồng (mức trung bình khung tiền phạt)
Như vậy, việc chia tách phòng hát karaoke của bạn đã vi phạm 02 hành vi vi phạm hành chính, với tổng mức tiền phạt là 37.500.000 đồng.
Bình An
Đường dẫn bài viết: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/xu-phat-trong-hoat-dong-kinh-doanh-dich-vu-karaoke-khong-dung-quy-dinh-196506.html
In bài viếtBản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.