(Nguyễn Văn Mạnh, trú tại Sóc Sơn, Hà Nội)
![]() |
Ảnh minh họa |
Trả lời:
Tại Điều 7 Luật đê điều quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“1. Phá hoại đê điều.
2. Nổ, phá gây nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Luật này quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.
3. Vận hành trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều.
4. Vận hành hồ chứa nước thượng lưu trái quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đê điều.
5. Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.
6. Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa.
7. Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trên đê, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.
8. Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.
9. Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê, trừ trường hợp khai thác cây chắn sóng quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.
10. Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác; đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều và các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ.
11. Sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều.”
Việc đổ cát trên đê là vi phạm điều cấm quy định tại khoản 7 Điều 7 Luật Đê điều về “để vật liệu trên đê”. Hành vi vi phạm để vật liệu trên đê sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 20 Nghị định 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều:
“Điều 20. Vi phạm các quy định tại Điều 7 của Luật đê điều
...
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê với số lượng từ 10 cây trở lên;
b) Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông với khối lượng từ 01 m3 đến dưới 05 m3;
c) Để vật liệu trên đê với khối lượng từ 01 m3 trở lên;
d) Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép đất, đá, cát, sỏi thuộc vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão với khối lượng từ 01 m3 trở lên;
đ) Để vật liệu ở lòng sông, bãi sông gây cản trở dòng chảy, thoát lũ và trong hành lang bảo vệ đê điều với khối lượng dưới 10 m3;
e) Đào, bạt, xẻ mặt đê, mái đê, cơ đê và chân đê.
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, đ khoản 2; điểm a, b, c, đ, e khoản 3; điểm a, b, c, e khoản 4; điểm a khoản 5; điểm a, c khoản 6 và khoản 7 Điều này;
b) Buộc nộp lại đất, đá, cát, sỏi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm d khoản 2; điểm d khoản 3 Điều này;
c) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.”
Như vậy, hành vi vi phạm để 3m3 cát trên đê sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 20 Nghị định 104/2017/NĐ-CP.
Áp dụng khoản 2 Điều 4 Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều, quy định mức phạt tiền quy định tại Điều 20 Nghị định 104/2017/NĐ-CP là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân; và Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt” xác định mức phạt đối với hành vi để 3m3 cát trên đê là 2.000.000 đồng (mức trung bình khung tiền phạt)
Ngoài ra, theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 20 Nghị định 104/2017/NĐ-CP hành vi để vật liệu trên đê còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc khôi phục tình trạng ban đầu”, tức là không được tiếp tục để cát tên đê nữa, trả lại hiện trạng ban đầu trước khi thực hiện hành vi vi phạm.
Hoàng Linh
Đường dẫn bài viết: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/xu-phat-doi-voi-hanh-vi-de-vat-lieu-tren-de-196508.html
In bài viếtBản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.