(Lê Minh Tân, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội)
![]() |
Ảnh minh họa |
Trả lời:
Tại Điều 23 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch, được sửa đổi bởi Nghị định 142/2018/NĐ-CP; quy định về điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với biệt thự du lịch như sau:
“1. Điều kiện quy định tại các khoản 5 và 6 Điều 22 Nghị định này.
2. Có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh”
Tại Khoản 5 và 6 Điều 22 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP quy đinh:
“5. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
6. Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.”
Như vậy, theo quy định khoản 1 Điều 23 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP thì biệt thự du lịch phải có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày. Biệt thự du lịch của anh K không có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày là không đảm bảo điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với biệt thự du lịch. Hành vi của anh K sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, cụ thể:
“Điều 11. Vi phạm quy định về điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ lưu trú du lịch
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có tối thiểu 10 buồng ngủ đối với khách sạn hoặc không có phòng ngủ đối với biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch hoặc không có khu vực lưu trú cho khách đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê hoặc không có khu vực dựng lều, trại đối với bãi cắm trại du lịch;
b) Không có quầy lễ tân đối với khách sạn hoặc khu vực tiếp khách đối với biệt thự du lịch, căn hộ du lịch hoặc khu vực đón tiếp khách đối với tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch, bãi cắm trại du lịch theo quy định;
c) Không có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng hoặc khách sạn bên đường theo quy định;
d) Không có bếp hoặc phòng ăn hoặc dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường, tàu thủy lưu trú du lịch; không có bếp đối với biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê theo quy định;
đ) Không có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày đối với khách sạn, biệt thự du lịch, nhà nghỉ du lịch; không có nhân viên bảo vệ trực khi có khách đối với bãi cắm trại du lịch theo quy định”
Hành vi không bố trí nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày tại biệt thự du lịch của anh K sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 11 Nghị định 45/2019/NĐ-CP.
Áp dụng khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền quy định tại Điều 11 Nghị định 45/2019/NĐ-CP là mức phạt đối với cá nhân, và Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt” xác định mức tiền phạt đối với anh K là 7.500.000 đồng (mức trung bình khung tiền phạt).
Thu Thảo
Đường dẫn bài viết: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/biet-thu-du-lich-phai-co-nhan-vien-truc-2424-gio-197180.html
In bài viếtBản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.