![]() |
Ảnh minh họa |
Theo Thông tư 03, đối với công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, phải được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và trách nhiệm phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị; Tách bạch giữa quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công tác bảo trì công trình đường sắt, bao gồm: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa, cải tạo công trình đường sắt nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình theo yêu cầu của quy trình bảo trì công trình đường sắt được Bộ GTVT phê duyệt và quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Về nguồn kinh phí bảo trì công trình đường sắt, Thông tư nêu rõ, kinh phí bảo trì công trình đường sắt do nhà nước đầu tư được hình thành từ các nguồn: Ngân sách nhà nước; Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn, thuê quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư chịu trách nhiệm bố trí kinh phí bảo trì công trình đường sắt đã nhận chuyển nhượng theo hợp đồng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Thông tư 03 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-3-2021 và thay thế Thông tư số 16/2018 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường sắt.
TQ
Đường dẫn bài viết: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/quy-dinh-ve-quan-ly-bao-tri-ket-cau-ha-tang-duong-sat-quoc-gia-229976.html
In bài viếtBản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.