Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:
Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quy định về Tội trộm cắp tài sản như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
đ) Hành hung để tẩu thoát;
Như vậy, với hành vi vào nhà dân thực hiện hành vi trộm cắp tài sản mặc dù chưa lấy vẫn có thể phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 nói trên.
Tuy nhiên, việc xác định hành vi của con bạn có phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 hay không cơ quan công an phải chứng minh được rất nhiều vấn đề, ví dụ như con của bạn vào nhà dân này nhằm mục đích gì, giá trị tài sản trong nhà, tuổi của con bạn, rồi phải làm rõ việc trước khi bạn của bạn thực hiện hành vi này đã bị xử phạt hành chính hay bị kết án về các tội chiếm đoạt tài sản hay chưa, xác định giá trị tài sản định chiếm đoạt… Trong trường hợp con bạn vào nhà dân để trộm cắp tài sản mà chưa lấy được gì thì tội trộm cắp tài sản vẫn chưa hoàn thành, tùy vào trường hợp cụ thể mà có thể dừng ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, và hình phạt sẽ thấp hơn so với khi bạn của bạn đã trộm cắp được tài sản. Theo quy định của khoản 2 và khoản 3 Điều 52 Bộ luật Hình sự thì mức hình phạt được xác định cụ thể như sau:
“2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
Như vậy, về hình thức xử lý, loại hình phạt và mức phạt áp dụng cụ thể sẽ tùy thuộc hành vi của con bạn có phạm tội trộm cắp tài sản hay không và dừng lại ở giai đoạn phạm tội nào.
Còn về câu hỏi liệu bạn của bạn có phải vào trại cải tao hay không thì còn phụ thuộc vào hình phạt (trên cơ sở hành vi phạm tội thực tế) mà Tòa án áp dụng đối với con của bạn, vào nhân thân con của bạn, vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ… cũng có thể là tù giam, cũng có thể được hưởng án treo hoặc miễn trách nhiệm hình sự./.
Ths Trần Đức Ninh
Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực Thủ đô Hà Nội
Đường dẫn bài viết: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/toi-danh-trom-cap-tai-san-bi-xu-ly-ra-sao-39495.html
In bài viếtBản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.