Trả lời:
Điều 13 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật như sau:
1. Trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật do mình ban hành.
Căn cứ vào nội dung khiếu nại, chức năng quản lý nhà nước, người giải quyết khiếu nại giao cho cơ quan chuyên môn hoặc cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Việc giao nhiệm vụ được thực hiện bằng văn bản.
2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý.
Theo quy định trên, việc gia đình ông D không thi hành Quyết định giải quyết khiếu nại được coi là vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành , do đó thẩm quyền giải quyết ở đây là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Q (. Ông/Bà có thể đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Q xử lý việc này.
PV
Đường dẫn bài viết: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/co-quan-coacute-tham-quyen-chi-dao-thuc-hien-quyet-dinh-giai-quyet-khieu-nai-39695.html
In bài viếtBản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.