Trả lời:
Nhằm ngăn ngừa tham nhũng, ngoài việc quy định người có chức vụ, quyền hạn nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất thì pháp luật về phòng, chống tham nhũng cũng quy định người có chức vụ, quyền hạn mà đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương thì được xác định là hành vi tham nhũng.
Các hành vi tham nhũng trong trường hợp này được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP, gồm những hành vi sau:
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận cơ chế, chính sách có lợi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được ưu tiên trong việc cấp ngân sách cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được giao, phê duyệt dự án cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự nhà nước đối với tập thể và cá nhân;
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được cấp, duyệt các chỉ tiêu về tổ chức, biên chế nhà nước cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để không bị kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán hoặc để làm sai lệch kết quả kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán;
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận các lợi ích khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương.
Như vậy, ông A là Giám đốc Công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước có hành vi chi 500 triệu đồng để được phê duyệt dự án của Công ty được xác định là hành vi tham nhũng.
PV
Đường dẫn bài viết: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/hagravenh-vi-nagraveo-duoc-xaacutec-dinh-lagrave-hagravenh-vi-tham-nhung-39762.html
In bài viếtBản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.