Chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)

Sợi rơm kể chuyện lịch sử

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), nghệ nhân, họa sĩ Nguyễn Tấn Phát phối hợp với các trường học tại làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) tổ chức chuỗi hoạt động đặc biệt cho các em học sinh với mô hình sáng tạo từ rơm nhằm giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về những năm tháng gian khó thời chiến để viết tiếp câu chuyện hòa bình ngày hôm nay.
Sợi rơm kể chuyện lịch sử
Từ những bó rơm tưởng như chỉ dành cho đồng ruộng, dưới bàn tay khéo léo của các em nhỏ và sự hướng dẫn tận tình của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, những mô hình giàu tính biểu tượng lần lượt thành hình: con trâu chăm chỉ kéo cày, đôi dép rơm giản dị từng theo chân bộ đội hành quân, hình ảnh người lính giải phóng với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong mùa Xuân đại thắng…
Sợi rơm kể chuyện lịch sử
Không chỉ là hoạt động thủ công đơn thuần, chương trình còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Qua mỗi sản phẩm, các em nhỏ được nhắc nhớ về lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, hun đúc lòng yêu nước, trân trọng giá trị của hòa bình
Sợi rơm kể chuyện lịch sử
Đồng thời, việc sử dụng rơm - một vật liệu tái chế từ thiên nhiên cũng góp phần lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường, gìn giữ vẻ đẹp mộc mạc của văn hóa nông thôn Việt Nam.
Sợi rơm kể chuyện lịch sử
Họa sĩ Nguyễn Tấn Phát chia sẻ: “Mỗi sợi rơm cũng như mỗi ký ức, mỗi tấc đất quê hương. Khi ta nâng niu và sáng tạo từ những điều giản dị nhất, cũng chính là cách ta nối dài sự sống, nối dài tinh thần dân tộc”.
Sợi rơm kể chuyện lịch sử
Những mô hình rơm nhỏ bé nhưng đầy ý nghĩa sẽ được trưng bày trong chuỗi hoạt động kỷ niệm Ngày Thống nhất đất nước, như một nhịp cầu nối liền quá khứ và tương lai, thắp sáng trong lòng thế hệ trẻ niềm tự hào về một Việt Nam kiên cường và bất khuất.
Sợi rơm kể chuyện lịch sử
Được biết, mô hình “Rơm rạ tái sinh, nghề làng thức giấc” không chỉ là ý tưởng du lịch, đến nay đã trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc của Làng cổ Đường Lâm. Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã phát triển ý tưởng này từ năm 2024 nhằm kết nối văn hóa truyền thống và bảo vệ môi trường thông qua việc sáng tạo các mô hình thủ công từ rơm, rạ.
Sợi rơm kể chuyện lịch sử
Đây cũng là một cách để giới thiệu và phát huy các giá trị văn hóa của quê hương, đồng thời giúp các thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử, phong tục và nghề truyền thống của làng. Mô hình “Rơm rạ tái sinh, nghề làng thức giấc” sẽ được triển khai rộng rãi vào năm 2025, với mục tiêu làm phong phú thêm trải nghiệm du lịch cho du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan làng cổ Đường Lâm.
Sợi rơm kể chuyện lịch sử
Hình ảnh đôi dép rơm giản dị từng theo chân bộ đội hành quân được sáng tạo từ rơm.
Sợi rơm kể chuyện lịch sử
Bên cạnh mô hình sáng tạo từ rơm, chuỗi hoạt động kỷ niệm đại lễ 30/4 còn bao gồm chương trình văn nghệ, các trò chơi dân gian, và các buổi kể chuyện về lịch sử dân tộc tại các trường học.
Sợi rơm kể chuyện lịch sử

Đặc biệt là hoạt động triển lãm về hình ảnh các chiến sĩ giải phóng, tái hiện các giai đoạn quan trọng trong cuộc kháng chiến, nhằm giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về những hy sinh để có được độc lập, tự do như hôm nay. Những hoạt động này không chỉ là cơ hội để các em học sinh và du khách thưởng thức văn hóa, mà còn là dịp để kết nối quá khứ với hiện tại, làm sống dậy tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc.

Nghệ nhân hô biến rơm rạ bỏ đi thành sản phẩm du lịch Nghệ nhân hô biến rơm rạ bỏ đi thành sản phẩm du lịch
Năm rắn chiêm ngưỡng bộ tượng sơn mài Năm rắn chiêm ngưỡng bộ tượng sơn mài "Thạch ong xà" độc bản
Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

Mộc Miên

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.