![]() |
Ảnh minh họa |
1. Giả danh cơ quan tư pháp (Công an, Tòa án, Viện kiểm sát) trao đổi về việc đang liên quan đến một vụ án... và yêu cầu nạn nhân chuyển tiền để chứng minh trong sạch.
2. Tuyển cộng tác viên (CTV) xử lý đơn hàng cho các trang thương mại điện tử, như: Shopee, Sendo, Lazada, Lotte, Walmart... Làm nhiệm vụ trên các trang do chúng tạo ra.
3. Kêu gọi đầu tư tài chính, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo qua các app, trang web.
4. Giả danh các ngân hàng, công ty tài chính chào mời cho vay online không cần thế chấp, không đặt cọc, lãi suất thấp, thủ tục đơn giản... qua các ứng dụng trên điện thoại di động
5. Hack tài khoản Facebook của một cá nhân và nhắn tin cho người thân, bạn bè của họ vay tiền, chuyển tiền
6. Thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản hướng đến các nhà hàng, quán ăn và khách.
7. Giả danh nhân viên giao hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
8. Thủ đoạn lừa đảo liên quan đến tuyển sinh đầu cấp học. Các đối tượng mạo danh là Ban Giám hiệu, bộ phận tuyển sinh của các trường học.
9. Một số phương thức khác như: kết bạn trên mạng xã hội với nạn nhân sau đó làm quen, tán tỉnh, sau khi tạo được niềm tin với nạn nhân thì nhờ chuyển khoản thanh toán hoặc vay tiền (nạn nhân chủ yếu là nữ); gọi thông báo có quà tặng, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền cước phí trước khi nhận, giả danh nhân viên điện lực, nhà máy nước... gọi điện cho người dân trao đổi về việc thu, nộp tiền hàng tháng và yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản...
Khuyến cáo: Cảnh giác, phát hiện các dấu hiệu lừa đảo khi nhận được các cuộc điện thoại, tin nhắn quảng cáo, chào mời tham gia các hoạt động đầu tư có lợi nhuận cao, vay vốn lãi suất thấp, không thế chấp...
- Không chia sẻ thông tin cá nhân, giấy tờ cá nhân (căn cước công dân, thẻ ngân hàng...) lên mạng xã hội. Không chia sẻ mã OTP giao dịch ngân hàng cho bất kỳ ai.
- Không cài các ứng dụng trên điện thoại từ các link do người khác gửi đến. Không truy cập vào các đường link lạ, không rõ nguồn gốc.
- Không cung cấp thông tin cá nhân, chuyển tiền cho các đối tượng gọi điện giới thiệu là cơ quan công an, viện kiểm sát.... Không tin vào các quyết định tổ tụng gửi qua mạng (lệnh bắt giữ, khám xét, phong tỏa...).
- Không chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng khi chưa bảo đảm chắc chắn thông tin người nhận. Khi có người quen vay mượn tiền qua nhắn tin Facebook, Zalo...; cần xác minh rõ (gọi điện thoại trực tiếp...) để xác thực thông tin trước khi cho vay tiền.
- Cảnh giác khi tiến hành đặt các dịch vụ qua mạng như dịch vụ du lịch để đề phòng bị lừa đảo; nên lựa chọn những công ty du lịch có uy tín, thông tin rõ ràng và kiểm tra, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi tiến hành đặt dịch vụ.
Khi phát hiện dấu hiệu nghi vấn lừa đảo, người dân cần liên hệ ngay cơ quan công an gần nhất hoặc Đội phòng, chống tội phạm sử dụng không gian mạng xâm phạm trật tự an toàn xã hội (Đội 3), Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hải Phòng; Địa chỉ: số 55 Bến Bính, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng để được hỗ trợ.
Quang Trung
Đường dẫn bài viết: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/cong-an-hai-phong-canh-bao-9-thu-doan-lua-dao-chiem-doat-tai-san-418969.html
In bài viếtBản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.