![]() |
Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại phường Long Biên, TP Hà Nội. |
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú, thời gian qua, dù công tác xây dựng và thi hành pháp luật đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những hạn chế về năng lực đội ngũ, nhất là trong bối cảnh phát sinh nhiều yêu cầu mới, đòi hỏi phải có những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt và kịp thời.
Nhằm đánh giá toàn diện thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu pháp luật, từ đó làm rõ những hạn chế, bất cập còn tồn tại, xác định các vấn đề cần khắc phục; đồng thời đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị về phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Góp ý về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong Kỷ nguyên mới theo yêu cầu của Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp Nguyễn Văn Cương đã trình bày quan điểm chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết.
Trong đó, bảo đảm sự toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi hành pháp luật; xây dựng pháp luật phải bám sát thực tiễn, công tác xây dựng và thi hành pháp luật là "đột phá của các đột phá" trong hoàn thiện thể chế phát triển đất nước; đầu tư cho công tác xây dựng chính sách, pháp luật là đầu tư cho phát triển.
Những nhiệm vụ, giải pháp lớn về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật theo yêu cầu của Nghị quyết: bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật, phát huy cao độ tính Đảng trong xây dựng và thi hành pháp luật; đổi mới tư duy, định hướng xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát triển; tạo đột phá trong công tác thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực và hiệu quả, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật; tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
Về định hướng triển khai Quyết định số 916/QĐ-TTG ngày 27/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đến năm 2030”, theo Vụ trưởng Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp Nguyễn Quốc Hoàn, Đề án đã đặt ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để phát triền nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đến năm 2030. Trong đó, mục tiêu tổng quát là xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, chất lượng cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn phù hợp, thành thạo kỹ năng nghề nghiệp, có cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thông pháp luật dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch.
Đề án cũng xác định một số mục tiêu cụ thể gồm: đến năm 2027, bảo đảm ít nhất 70% và đến hết năm 2030, phấn đấu đạt 100% các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật của bộ, ngành, địa phương. Đến năm 2027, bảo đảm ít nhất 70% cán bộ làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật được đào tạo, bồi dưỡng; đến năm 2030 phấn đấu đạt 100%; đến năm 2030, phấn đấu mỗi bộ, ngành có ít nhất 5 công chức chuyên sâu, mỗi địa phương có ít nhất 3 công chức nòng cốt tham mưu xây dựng pháp luật.
Ông Nguyễn Quốc Hoàn cho biết, để đạt được mục tiêu trên, Đề án đã đề ra 7 nhóm giải pháp trọng tâm: đổi mới tư duy và nâng cao nhận thức; hoàn thiện quy định pháp luật về tuyển dụng, quản lý nhân sự; thu hút và trọng dụng nhân tài; tăng cường đào tạo chuyên sâu; thúc đẩy hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ; tôn vinh, khen thưởng cá nhân tiêu biểu; tăng cường kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện.
![]() | Tạo thay đổi đột phá, bền vững về xây dựng pháp luật Quốc hội khóa XV vừa thông qua Nghị quyết số 197/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây ... |
![]() | Kỳ cuối: Nói không với tư duy “không quản được thì cấm” Nghị quyết 66-NQ/TW được coi là động lực quan trọng cho sự phát triển, đặc biệt trong việc hoàn thiện thể chế pháp luật. Với ... |
Bạch Dương
Đường dẫn bài viết: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/phat-trien-nguon-nhan-luc-xay-dung-phap-luat-422971.html
In bài viếtBản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.