Giải pháp đồng bộ đang được Hà Nội thực hiện để hồi sinh sông Tô Lịch

Hà Nội đang đồng loạt triển khai các giải pháp kỹ thuật – hạ tầng – môi trường – cảnh quan, với mục tiêu trả lại dòng chảy xanh cho sông Tô Lịch, con sông biểu tượng giữa lòng Thủ đô.

Giải pháp đồng bộ đang được Hà Nội thực hiện để hồi sinh sông Tô Lịch
Từ trên cao nhìn xuống, dòng Tô Lịch dường như đang chuyển mình. Giai đoạn 1 thi công nạo vét bùn sông Tô Lịch – đoạn Hoàng Quốc Việt đến Khương Đình. Đây là một trong những đoạn sông đang được nạo vét mạnh mẽ nhất trong giai đoạn đầu của dự án cải tạo.
Giải pháp đồng bộ đang được Hà Nội thực hiện để hồi sinh sông Tô Lịch
Từ giữa tháng 2/2025, hơn 49.900 m³ bùn thải đã được nạo vét khỏi lòng sông đoạn dài 7km. Thi công sử dụng thiết bị hút bùn kín, không gây bụi bẩn hay mùi, nhằm giảm thiểu tác động đến người dân sống dọc hai bên bờ sông. Việc nạo vét giúp tăng khả năng lưu thông nước, hạn chế tình trạng lắng đọng gây phát sinh khí độc như H₂S, NH₃.
Giải pháp đồng bộ đang được Hà Nội thực hiện để hồi sinh sông Tô Lịch
Dự kiến hoàn thành trong quý III/2025, giai đoạn 2 sẽ xử lý khoảng 11.800 m³ bùn còn lại, nâng tổng chiều dài cải tạo lên 13,4km. Việc chia giai đoạn thi công giúp đảm bảo tiến độ an toàn trước mùa mưa và thuận lợi cho việc tổ chức giao thông nội đô.
Giải pháp đồng bộ đang được Hà Nội thực hiện để hồi sinh sông Tô Lịch
Hà Nội thực hiện biện pháp đóng cửa xả – gom nước thải về hệ thống xử lý tập trung. Sông Tô Lịch tiếp nhận nước thải từ 63 cửa xả dọc hai bờ, trong đó phần lớn là nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý.
Giải pháp đồng bộ đang được Hà Nội thực hiện để hồi sinh sông Tô Lịch

Trong năm 2025, Hà Nội tập trung đấu nối 63 cửa xả về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, trong đó 19 cửa đã hoàn thành, còn 42 cửa sẽ đấu nối trước tháng 7/2025. Việc này nhằm chấm dứt tình trạng “sông như cống”, cắt dòng ô nhiễm ngay từ đầu nguồn.

Giải pháp đồng bộ đang được Hà Nội thực hiện để hồi sinh sông Tô Lịch
Hệ thống cống thu gom nước thải bao gồm tuyến chính dài 21,6 km và nhiều nhánh gom nhỏ từ các quận: Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy.
Giải pháp đồng bộ đang được Hà Nội thực hiện để hồi sinh sông Tô Lịch
Công nghệ khoan kích ngầm (microtunneling) giúp thi công dưới lòng đất mà không phá vỡ mặt đường, đảm bảo an toàn giao thông và độ bền đường ống cao. Đây là một trong những dự án sử dụng vốn ODA Nhật Bản với tổng mức đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng.
Giải pháp đồng bộ đang được Hà Nội thực hiện để hồi sinh sông Tô Lịch
Để duy trì dòng chảy và pha loãng chất ô nhiễm, Hà Nội đang nghiên cứu phương án bổ cập nước sạch từ sông Hồng với lưu lượng 3–5 m³/s thông qua trạm bơm tại Phú Thượng. Trước mắt, nguồn bổ cập tạm thời là nước từ hồ Tây.
Giải pháp đồng bộ đang được Hà Nội thực hiện để hồi sinh sông Tô Lịch
Đây là giải pháp mang tính dài hạn, góp phần đưa Tô Lịch trở lại vai trò điều tiết thủy văn và cải thiện vi khí hậu đô thị. Trong ảnh là điểm sẽ nhận bổ cập nước từ hồ Tây vào sông Tô Lịch đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt.
Giải pháp đồng bộ đang được Hà Nội thực hiện để hồi sinh sông Tô Lịch
Hà Nội đồng loạt triển khai các giải pháp cải tạo theo hướng đồng bộ, có hệ thống, với mục tiêu không chỉ xử lý ô nhiễm, mà còn khôi phục giá trị sinh thái và di sản đô thị.
Giải pháp đồng bộ đang được Hà Nội thực hiện để hồi sinh sông Tô Lịch

Hà Nội cũng đang xây dựng kế hoạch thu hồi, cải tạo hồ Sen (nằm kế bên hồ Tây) làm hồ trung gian, dẫn nước thải đã qua xử lý vào hồ Tây sau đó dùng nước hồ Tây "rửa" sông Tô Lịch.

Giải pháp đồng bộ đang được Hà Nội thực hiện để hồi sinh sông Tô Lịch

Đập dâng Thanh Liệt tại khu vực cầu Quang đang dần hoàn thiện. Công trình nằm trong chuỗi 3 đập dâng được triển khai trên sông Tô Lịch, nhằm tăng cường khả năng dẫn nước và hỗ trợ làm sạch dòng chảy.

Giải pháp đồng bộ đang được Hà Nội thực hiện để hồi sinh sông Tô Lịch
Hà Nội yêu cầu hoàn thành chỉnh trang toàn bộ vỉa hè, lan can, thảm cỏ, cây xanh, đèn chiếu sáng và hệ thống thoát nước dọc sông trước ngày 30/8/2025.
Giải pháp đồng bộ đang được Hà Nội thực hiện để hồi sinh sông Tô Lịch
Không gian xung quanh sông Tô Lịch được thiết kế lại như một trục không gian sinh thái đô thị, thay vì chỉ là “ống xả” nước thải. Những đoạn phố như Nguyễn Đình Hoàn, Láng, Vũ Tông Phan... sẽ trở thành trục đi bộ – nghỉ ngơi liên tục.
Toàn cảnh các giải pháp đồng bộ đang được Hà Nội thực hiện để hồi sinh sông Tô Lịch
Mục tiêu dài hạn của Hà Nội là sông Tô Lịch sẽ trở thành công viên sinh thái – văn hóa kết nối các di tích như chùa Láng, chùa Bộc, đền Voi Phục; tích hợp không gian đi bộ, thư giãn, thể thao dọc hai bờ. Đây là mô hình đô thị hóa sinh thái theo hướng “văn minh – bản sắc – hiện đại”, mang lại bản sắc riêng cho Hà Nội mà không thành bản sao của các đô thị khác.
Hoàn thiện và công khai phương án bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch trước 20/8 Hoàn thiện và công khai phương án bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch trước 20/8

Ngày 20/3, Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội ban hành Thông báo số 140/TB-VP về kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành ...

Cận cảnh kiến trúc “lạ mắt” của đập tràn giữ nước đầu tiên trên sông Tô Lịch Cận cảnh kiến trúc “lạ mắt” của đập tràn giữ nước đầu tiên trên sông Tô Lịch

Sau hơn 4 tháng thi công, công trình đập tràn giữ nước tại khu vực Cầu Quang (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội) đã cơ ...

Khánh Huy

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.