Bộ Tài chính đề xuất quy định 9 nhóm hành vi gây lãng phí

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Tiết kiệm, chống lãng phí, Bộ Tài chính đề xuất quy định 9 nhóm hành vi gây lãng phí (bổ sung thêm 4 nhóm hành vi gây lãng phí so với quy định hiện hành).
Hình minh họa.
Tranh minh họa.

Bộ Tài chính cho biết, tại Điều 17 dự thảo Luật Tiết kiệm, chống lãng phí đã đề xuất quy định 9 nhóm hành vi gây lãng phí (bổ sung thêm 4 nhóm hành vi gây lãng phí so với quy định hiện hành) để đảm bảo bao quát, có cơ chế xử lý đối với các hành vi gây lãng phí mà Luật hiện hành chưa quy định, cụ thể:

9 nhóm hành vi gây lãng phí

- Hành vi gây lãng phí liên quan đến xây dựng, ban hành thể chế trong các lĩnh vực tiết kiệm, chống lãng phí quy định tại Luật này;

- Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công;

- Hành vi gây lãng phí trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng tài sản công, nhà ở thuộc tài sản công;

- Hành vi gây lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, năng lượng;

- Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước;

- Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

- Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công;

- Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước trong các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư;

- Hành vi gây lãng phí khác theo quy định của Chính phủ.

9 nhóm hành vi vi phạm trong tổ chức thực hiện phòng, chống lãng phí

Theo dự thảo, hành vi vi phạm trong tổ chức thực hiện phòng, chống lãng phí bao gồm các nhóm hành vi sau:

- Hành vi vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, gây lãng phí;

- Hành vi vi phạm trong ban hành các Chương trình tiết kiệm, chống lãng phí;

- Hành vi vi phạm trong thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ, chỉ tiêu, yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí đã ban hành;

- Hành vi vi phạm trong báo cáo kết quả công tác tiết kiệm, chống lãng phí;

- Hành vi vi phạm trong công khai về tiết kiệm, chống lãng phí;

- Hành vi vi phạm trong việc lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trước khi quyết định đối với các biện pháp tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Hành vi vi phạm trong thanh tra, kiểm tra, giám sát tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

- Hành vi vi phạm trong xử lý khiếu nại, tố cáo, xử lý người vi phạm pháp luật về tiết kiệm, chống lãng phí;

- Hành vi vi phạm trong bảo vệ người đấu tranh chống lãng phí, người thân của người đấu tranh chống lãng phí.

Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm trên.

Xử lý tài sản công sau sắp xếp bộ máy theo nguyên tắc 6 “rõ”, tránh thất thoát, lãng phí
Giảm lãng phí thực phẩm - chìa khóa cho an ninh lương thực và phát triển bền vững
Hà Nội ban hành Chương trình chống lãng phí đến năm 2035

Mây Hạ

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.