Nhưng ngược lại, nó cũng ảnh hưởng phần nào đến các DN vì sức mua của người dân giảm sút, do vậy hàng hóa khó tiêu thụ, kèm theo đó là việc tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng cũng không hề đơn giản. Xoay quanh vấn đề này, PV báo PL&XH đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong - Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội.
Ông có thể cho biết nguyên nhân nào dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng CPI giảm sút trong thời gian vừa qua?
Có ba nguyên nhân lớn của việc giảm giá. Thứ nhất là do giá của năm ngoái quá cao rồi, nên bây giờ nó phải xuống thôi; thứ hai rất may mắn là chúng ta đang sở hữu một lượng hàng khá lớn, kể cả hàng công nghiệp đến bất động sản, cũng như hàng thiết yếu ăn uống tiêu dùng đều rất nhiều, cho nên lượng cung cầu tương đối cân đối; nên người dân không nóng vội mua giá đắt, cũng không tạo áp lực về thiếu hàng. Thứ ba cũng rất quan trọng nữa là do sức mua giảm sút, đây là nguyên nhân lớn nhất, người dân thắt chặt chi tiêu, DN cũng như vậy tạo ra tình trạng hàng thừa thì người ta phải bán hạ giá, đây là hệ quả tốt của chính sách Chính phủ về kiềm chế lạm phát.
CPI giảm sút như vậy nó có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế không thưa ông?
Về nguyên tắc chúng ta đang đặt ra việc kiềm chế CPI dưới một con số, điều đó sẽ làm cho cuộc sống người dân cũng dễ chịu hơn, ổn định kinh tế vĩ mô cao hơn, lạm phát cao người dân đã kêu ca rồi, giờ lạm phát thấp mà kêu ca nữa là không được, phải để cho thời kỳ lạm phát xuống đến 2% hoặc 5%, ổn định thì đấy là tốt nhất; hiện nay thực tế vẫn là 7%, nó chưa phải là thấp, đang trong giai đoạn từ lạm phát cao xuống lạm phát trung bình, không có nguy cơ gì cả, chỉ trừ một số trường hợp mặt hàng không bán được hàng thôi.
LÊ Hoàng
Đường dẫn bài viết: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/truoc-hien-tuong-chi-so-gia-tieu-dung-cpi-giam-sut-60984.html
In bài viếtBản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.