Những kỷ vật lịch sử hào hùng của dân tộc trong ngày 30/4/1975
08:12 | 19/04/2025
Tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, những kỷ vật liên quan tới toàn bộ tiến trình đấu tranh với kẻ thù, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước mang giá trị tinh thần sâu sắc, là chứng tích sống động của những hy sinh và chiến công oanh liệt.
 |
Bức điện được trưng bày tại bảo tàng là minh chứng cho sự chỉ đạo sáng suốt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam. Cùng với đó là chân dung của ba vị chỉ huy, tướng lĩnh góp phần quan trọng vào Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. |
 |
Xe tăng T-54B mang số hiệu 843, chiếc xe tăng này đã húc đổ cổng Dinh Độc Lập vào trưa 30/4/1975, đánh dấu thời khắc lịch sử chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước. |
 |
Chiếc xe Jeep của Lữ đoàn dù ngụy bị bộ đội ta thu tại Sân bay Đà Nẵng. Chiếc xe này được Đại úy Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66 cùng đồng đội sử dụng để tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 và đưa Tổng thống ngụy sang Đài phát thanh đọc lời tuyên bố đầu hàng. |
 |
Tấm bản đồ được Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh sử dụng để chỉ đạo các mũi tiến công vào Sài Gòn năm 1975, thể hiện chiến lược và quyết tâm của Quân đội ta trong chiến dịch lịch sử này. |
 |
Những hình ảnh và tài liệu quý giá ghi lại các dấu mốc quan trọng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, dẫn đến sự kiện lịch sử Giải phóng miền Nam. |
 |
Những kỷ vật như thư từ, đồ dùng cá nhân của các chiến sĩ kể lại những câu chuyện sống động về sự hy sinh và lòng dũng cảm trong chiến đấu, khơi dậy niềm tự hào và cảm hứng cho các thế hệ hôm nay. |
 |
Tài liệu thể hiện tương quan lực lượng giữa ta và địch trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, cho thấy sự vượt trội về tinh thần và chiến lược của Quân đội ta. |
 |
Các bức ảnh ghi lại hình ảnh các chiến sĩ dũng cảm chiến đấu, là minh chứng cho tinh thần bất khuất và lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam. |
 |
Hình ảnh các em học sinh tham quan bảo tàng, tìm hiểu về lịch sử dân tộc, thể hiện sự quan tâm và lòng biết ơn đối với những hy sinh của thế hệ cha anh. |
 |
Nhiều gia đình chia sẻ lần đầu tiên đến Bảo tàng Lịch sự quân sự, khi tham quan khu trưng bày về chiến thắng mùa xuân năm 1975 thì đều cảm thấy xúc động trước những kỷ vật lịch sử, giúp các thành viên trong gia đình hiểu hơn về quá khứ hào hùng của dân tộc. |
 |
Những kỷ vật này không chỉ tái hiện câu chuyện hào hùng của dân tộc mà còn khơi dậy niềm tự hào và cảm hứng cho các thế hệ hôm nay về hành trình thống nhất đất nước. |
 |
Những kỷ vật liên quan tới toàn bộ tiến trình đấu tranh với kẻ thù, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước mang giá trị tinh thần sâu sắc, là chứng tích sống động của những hy sinh của thế hệ cha anh đi trước để những người trẻ ngày nay ngày ngày thức dậy trong hoà bình. |
 |
Với thế hệ ngày nay, những kỷ vật ấy chính là những bài học quý giá về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và sự kiên cường trong đấu tranh, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về quá khứ, trân trọng hòa bình và tự do mà đất nước đã phải đánh đổi bằng biết bao máu xương. |
| Tờ báo Nhựa sống - tinh thần kháng chiến của học sinh Thủ đô Ra đời trong phong trào học sinh kháng chiến sôi nổi giữa lòng Hà Nội tạm chiếm, tờ Nhựa sống không chỉ là tiếng nói ... |
| Bảo tàng Báo chí Việt Nam: không gian ký ức sống động của một thế kỷ nghề báo Bảo tàng Báo chí Việt Nam hiện lên như một không gian ký ức sống động, lưu giữ những dấu ấn lịch sử nghề báo ... |
Khánh Huy