e magazine
11:33 | 30/04/2025
Kỳ 3: Nếp nghĩ mới của đồng bào dân tộc thiểu số về quyền được khai sinh, khai tử, kết hôn

11:33 | 30/04/2025

Với đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số, chính quyền địa phương, huyện Thạch Thất đã tích cực tuyên truyền pháp luật. Đồng bào dân tộc thiểu số ở nơi đây ngày càng nâng cao nhận thức pháp luật, “thượng tôn pháp luật”…
Kỳ 3: Nếp nghĩ mới của đồng bào dân tộc thiểu số về quyền được khai sinh, khai tử, kết hôn
Kỳ 3: Nếp nghĩ mới của đồng bào dân tộc thiểu số về quyền được khai sinh, khai tử, kết hôn

Huyện Thạch Thất có 3 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số gồm: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung, trong đó dân tộc thiểu số là 11.885 người, chiếm tỷ lệ 59,3% tổng dân số 3 xã. Trong những năm qua, Nhà nước đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông, các trụ sở cơ quan, hạ tầng thiết yếu, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân nên đã góp phần thay đổi diện mạo của 3 xã miền núi này, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

Đến nay, thu nhập bình quân đầu người tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện tăng đều hàng năm, năm 2021 đạt 60,3 triệu đồng, năm 2024 đạt 81 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo tại các xã miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện giảm đều hàng năm, năm 2021 là 0,53%, năm 2024 còn 0,11% (nghèo đa chiều theo chuẩn Quốc gia). Huyện Thạch Thất phấn đấu đến năm 2025, các xã miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện cơ bản không còn hộ nghèo.

Điều đáng phấn khởi, hiện 3 xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung không còn nhà ở dột nát; hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, đã có đường ô tô đến trung tâm xã và được rải nhựa hoặc bê tông.

Cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang, giao thông thuận tiện, kinh tế gia đình được ổn định cùng với đó là nhận thức của Nhân dân cũng được nâng lên. Và thay đổi rõ nét nhất đó là tinh thần tuân thủ pháp luật, thực hiện các thủ tục hành chính tại địa phương.

Kỳ 3: Nếp nghĩ mới của đồng bào dân tộc thiểu số về quyền được khai sinh, khai tử, kết hôn

Trò chuyện cùng PV, Trưởng phòng Tư pháp huyện Thạch Thất Nguyễn Tuấn Chinh cho biết, những năm qua, công tác tư pháp của huyện Thạch Thất được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật. Đội ngũ công chức làm công tác Tư pháp từ huyện đến cơ sở luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu thực hiện hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Công tác ban hành các văn bản triển khai đảm bảo kịp thời, toàn diện; công tác phối, kết hợp giữa ngành Tư pháp với các cơ quan đơn vị trong hệ thống chính trị có sự chủ động, nhịp nhàng; công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đội ngũ công chức tư pháp từ huyện đến các xã, thị trấn được quan tâm, bố trí theo yêu cầu.

Việc kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện đúng quy định; hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và hòa giải ở cơ sở được đẩy mạnh; việc thực hiện các quy định của pháp luật về hộ tịch, chứng thực kịp thời, chính xác; công tác theo dõi thi hành pháp luật được triển khai bài bản, sâu sát; nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được triển khai nghiêm túc, kịp thời, cụ thể...

Chia sẻ về công tác tư pháp trên địa bàn xã Yên Bình, chị Bùi Thị Dung, công chức tư pháp – hộ tịch xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Hà Nội bày tỏ, ở vùng đồng bằng, các thủ tục khai sinh, khai tử, kết hôn rất đầy đủ nhưng đối với địa bàn vùng núi có đặc thù riêng. Người dân có đăng ký kết hôn, khai sinh, khai tử nhưng việc lưu trữ hồ sơ cũng như nhận thức của người dân đi làm thủ tục trên vẫn còn nhiều hạn chế. Trước đây, một số hộ coi các thủ tục trên là đơn giản, không cần thiết, không quan tâm, không thực hiện đăng ký trên UBND xã nên nhiều trường hợp sau này phải xác minh, cấp giấy khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn cho công dân. Hậu quả, nhiều người dân đã mất nhưng không có giấy khai tử, chính quyền địa phương không lưu trữ về giấy khai tử của công dân. Ngoài ra, một số trẻ em đi học cũng không có giấy khai sinh, sau này phải làm khai sinh cho các cháu.

Đặc biệt, trên địa bàn xã Yên Bình còn có những trường hợp khi đi lấy chồng thì sẽ đổi theo họ nhà chồng và đăng ký lại khai sinh. Sau này, khi liên quan đến đất đai ở nhà mẹ đẻ, cần giấy khai sinh gốc để làm thừa kế hoặc hai người ly hôn, người con gái muốn quay lại họ của mình, người dân lên UBND xã trình bày, nữ cán bộ tư pháp đã phải tìm lại hồ sơ gốc còn lưu ở UBND xã hoặc phối hợp với thôn, bản, trưởng xóm để xác minh xem đúng thời gian đấy, họ về nơi đó sinh sống, đổi họ hay không,....

"Trước đây, người dân cần xin giấy tờ gì là chỉ đi người không lên UBND xã nhưng đến thời điểm hiện tại, khi đi làm thủ tục hành chính gì, người dân đã mang giấy tờ liên quan để làm thủ tục. Đây là một sự thay đổi trong nhận thức của bà con nơi đây", nữ cán bộ tư pháp - hộ tịch chia sẻ.

Là người dân tại địa phương, chị Bùi Thị Dung hiểu được nếp nghĩ đó của bà con nên trong khi giải quyết công việc, chị vừa tuyên truyền, vận động Nhân dân làm đúng quy định về khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn.

Kỳ 3: Nếp nghĩ mới của đồng bào dân tộc thiểu số về quyền được khai sinh, khai tử, kết hôn
Kỳ 3: Nếp nghĩ mới của đồng bào dân tộc thiểu số về quyền được khai sinh, khai tử, kết hôn

Gắn bó với công tác tư pháp từ năm 2017 đến nay, chị Bùi Thị Dung cho rằng, nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Yên Bình thay đổi nhiều. Ngoài việc hiểu biết về pháp luật, tuân thủ pháp luật thì qua công tác tuyên truyền, người dân đã hiểu được về thủ tục hành chính, thực hiện các thủ tục hành chính trên dịch vụ công trực tuyến,...

Trên địa bàn xã Yên Bình, ngày xưa, một số gia đình ít quan tâm đến việc lưu trữ hồ sơ nên hiện nay, mỗi lần xin giấy tờ, chính quyền địa phương phải thực hiện các bước xác minh, kiểm tra. Khi người dân lên UBND xã làm thủ tục hành chính, nhiều người dân không biết nhập hồ sơ trực tuyến, chị Bùi Thị Dung đều hướng dẫn người dân nhập tại bộ phận “một cửa”. Chị quan niệm, nếu cán bộ nhập thay, người dân sẽ không có cơ hội làm quen. Qua lần hướng dẫn của chị, đồng bào sẽ biết thao tác và chủ động những lần sau thực hiện trên dịch vụ công trực tuyến.

Kỳ 3: Nếp nghĩ mới của đồng bào dân tộc thiểu số về quyền được khai sinh, khai tử, kết hôn

Tại UBND xã Tiến Xuân, anh Đặng Văn Tuyền, công chức tư pháp – hộ tịch cho biết, việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu của người dân trên địa bàn không được tốt. Hàng năm, chính quyền địa phương cấp mới giấy khai sinh và cấp lại khoảng 200 trường hợp. Nhiều trường hợp lên xã để làm thủ tục khai sinh lại vì đã thất lạc giấy tờ. Xem lại hồ sơ lưu tại UBND xã không còn sổ lưu nên qua các giấy tờ công dân đang có, chính quyền xã sẽ xác minh tại thôn, xóm để đủ cơ sở cấp lại giấy khai sinh cho người dân.

Theo anh Tuyền, mặc dù là xã vùng núi đồng bào dân tộc thiểu số nhưng được tuyên truyền và nhận thực người dân được nâng cao nên người dân lên xã xin giấy tờ đã cơ bản mang hồ sơ đầy đủ, còn thiếu một số giấy tờ cần thiết, xã hỗ trợ bằng cách làm các văn bản xác minh để hoàn thiện thủ tục cho người dân.

Kỳ 3: Nếp nghĩ mới của đồng bào dân tộc thiểu số về quyền được khai sinh, khai tử, kết hôn
Kỳ 3: Nếp nghĩ mới của đồng bào dân tộc thiểu số về quyền được khai sinh, khai tử, kết hôn

Theo các cán bộ tư pháp - hộ tịch cơ sở, để người dân thay đổi về nhận thức, biết được thủ tục hành chính nào cần chuẩn bị hồ sơ gì là cả một quá trình tuyên truyền của các cấp đến Nhân dân. Trong đó, tại các xã, hàng năm đều ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật với mục đích tăng cường nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ và người dân, tổ chức để nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành, chấp hành, thực hiện, áp dụng, tuân thủ pháp luật trong đời sống xã hội; ứng xử có văn hoá; sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Đẩy mạnh sự chủ động, sáng tạo, tích cực phổ biến, giáo dục pháp luật của cán bộ và Nhân dân; công khai, minh bạch, tạo điều kiện để phát huy khả năng tiếp cận, tìm hiểu pháp luật, am hiểu pháp luật của cán bộ, người dân, tổ chức. Từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh tại địa phương và Thủ đô. Đồng thời, kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tại địa phương.

Kỳ 3: Nếp nghĩ mới của đồng bào dân tộc thiểu số về quyền được khai sinh, khai tử, kết hôn

Như lời chị Bùi Thị Dung, đồng bào dân tộc thiểu số rất quan tâm đến việc duy trì dân chủ ở cơ sở. Bà con theo dõi xem năm nay nội dung gì chưa được bàn, chưa được biểu quyết nên thủ tục hành chính phải công khai, minh bạch.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền mà người dân trên địa bàn xã Yên Bình đã có nhiều thay đổi rõ rệt, đó là việc tảo hôn không còn, mọi người đăng ký kết hôn trước rồi mới tổ chức đám cưới. Cùng với đó, trước đây, đám cưới, đám ma tổ chức cầu kỳ, linh đình nhưng bây giờ tổ chức tiệc cưới trong ngày, ma chay thì đi hỏa táng rồi mới về tổ chức, đảm bảo cho việc hoàn thiện khai tử, đảm bảo môi trường, văn hóa.

(Còn nữa)

Kỳ 3: Nếp nghĩ mới của đồng bào dân tộc thiểu số về quyền được khai sinh, khai tử, kết hôn
Kỳ 2: Chuyện những người “cõng luật” đi muôn nẻo ở vùng cao của Thủ đô Kỳ 2: Chuyện những người “cõng luật” đi muôn nẻo ở vùng cao của Thủ đô