Chủ nhật 27/07/2025 22:08

50 diễn viên tham gia phim tài liệu nghệ thuật “Đại thi hào Nguyễn Du”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sau hơn 2 năm thực hiện, phim tài liệu nghệ thuật “Đại thi hào Nguyễn Du” do Cty cổ phần Không gian văn hóa Việt Media sản xuất vừa được Cục Điện ảnh cấp phép phổ biến rộng rãi. Phim dự kiến ra rạp khi dịch Covid-19 được kiểm soát.

Phim tài liệu nghệ thuật xuất hiện nhiều trên thế giới nhưng ở Việt Nam còn hiếm. Điểm khác biệt nhưng hấp dẫn ở phim tài liệu nghệ thuật là đạo diễn được tự do sáng tạo, có thể tận dụng các kỹ xảo điện ảnh, sự dàn dựng nhằm chuyển tải đầy đủ nội dung cần kể.

Với mong muốn có cách thể hiện mới câu chuyện lịch sử, tạo được sự hấp dẫn với khán giả, nhà sản xuất phim “Đại thi hào Nguyễn Du” đã quyết định thực hiện phim dưới hình thức phim tài liệu nghệ thuật.

50 diễn viên tham gia phim tài liệu nghệ thuật “Đại thi hào Nguyễn Du”
Một cảnh trong phim tài liệu "Đại thi hào Nguyễn Du"

Phim do Tiến sĩ Phạm Xuân Mừng viết kịch bản, đạo diễn Nguyễn Văn Đức thực hiện. Phim có thời lượng 180 phút, được chia làm 3 phần: “Gia thế và tuổi thơ”, “Mười năm gió bụi”, “Nghiệp văn và quan trường”, tái hiện cuộc đời, sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du, tôn vinh di sản văn hóa “Truyện Kiều” do ông sáng tác.

Trong phim “Đại thi hào Nguyễn Du”, hơn 50 diễn viên hóa thân vào các nhân vật, như Nguyễn Du, ông bà, bố mẹ, anh chị em, vợ con, những người xung quanh ông và các nhân vật trong tác phẩm “Truyện Kiều”, như chị em Thúy Kiều, Kim Trọng, Tú Bà, Thúc Sinh, Từ Hải….

Đặc biệt, các cảnh quay của phim được thực hiện tại các huyện ở Hà Tĩnh (huyện Nghi Xuân, Can Lộc...), tỉnh Bắc Ninh (Đình Bảng, Từ Sơn...), Thái Bình (Quỳnh Phụ, Vũ Thư), Hà Nội, Huế…, tái hiện lại nhiều bối cảnh lịch sử thời Đại thi hào Nguyễn Du sinh sống.

Nhiều bối cảnh, không gian xưa được dàn dựng, sắp xếp, sử dụng kỹ xảo. Từ đó tái hiện chi tiết, sống động, hấp dẫn về cuộc đời, sự nghiệp của đại thi hào và hoàn cảnh ra đời “Truyện Kiều”.

Với hình thức mới mẻ, hấp dẫn, phim “Đại thi hào Nguyễn Du” hứa hẹn sẽ tạo được một "làn gió mới" cho thể loại phim tài liệu, góp phần vào sự phát triển của dòng phim này.

Đại thi hào Nguyễn Du, hiệu Tố Như (1765-1820) quê xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân. Ông sống vào cuối nhà Lê đầu nhà Nguyễn, là nhà thơ lớn của Việt Nam được người Việt kính trọng gọi là "Đại thi hào dân tộc". Ông có 3 tập tác phẩm tiếng Hán là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục. Về văn thơ Nôm, Nguyễn Du sử dụng tài tình hai thể thơ dân tộc là lục bát và song thất lục bát. Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) là tác phẩm truyện Nôm nổi tiếng nhất của ông.

Ở Việt Nam, các nhân vật lịch sử: Đại thi hào Nguyễn Du, anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, nhà giáo Chu Văn An và Chủ tịch Hồ Chí Minh được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới".

An Nhiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lý do Phương Mỹ Chi chỉ giành danh hiệu á quân 2 Sing! Asia

Lý do Phương Mỹ Chi chỉ giành danh hiệu á quân 2 Sing! Asia

Thua thí sinh nước chủ nhà Trung Quốc chỉ 0,8 điểm, đại diện Việt Nam tại cuộc thi Sing! Asia 2025 Phương Mỹ Chi chính thức giành danh hiệu á quân 2.
Nữ doanh nhân viết nên những câu chuyện tử tế

Nữ doanh nhân viết nên những câu chuyện tử tế

Vừa qua, Hãng truyền thông Topstar Entertainment đã long trọng tổ chức lễ chứng nhận danh vị “Hoa hậu Truyền thông Quốc gia - Miss National Media” cho doanh nhân Lê Thị Mai Anh.
Khi người nổi tiếng không biết “giữ mình”

Khi người nổi tiếng không biết “giữ mình”

Ngày 23/7, Công an TP Hồ Chí Minh triệt phá một đường dây tàng trữ, mua bán và sử dụng trái phép chất ma túy. Trong các đối tượng bị bắt giữ có nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Nguyễn Công Trí.
Câu chuyện cuộc sống: mẹ là nơi bình yên

Câu chuyện cuộc sống: mẹ là nơi bình yên

Hoàng đặt chuyến bay gấp để về nước khi biết mẹ Hiền bị cảm phải cấp cứu ở viện. 6 tiếng đồng hồ trên máy bay cũng là ngần ấy thời gian anh thấp thỏm trong lo lắng.
Giọng ca Opera Học viện Âm nhạc Quốc gia giành giải vàng quốc tế

Giọng ca Opera Học viện Âm nhạc Quốc gia giành giải vàng quốc tế

Mới đây, nữ sinh Nguyễn Thanh Chúc - sinh viên năm thứ 3 hệ trung cấp khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã xuất sắc giành cúp vàng tại Liên hoan nghệ thuật châu Á - Asia Artist Festival 2025, diễn ra tại Singapore, từ ngày 12 đến 19/7.
Hành trình 11 năm kiến tạo thương hiệu trang sức Việt của nữ doanh nhân trẻ Hồ Thị Hồng Phượng

Hành trình 11 năm kiến tạo thương hiệu trang sức Việt của nữ doanh nhân trẻ Hồ Thị Hồng Phượng

Từng có những ngày chỉ đủ ăn hai bữa cơm sinh viên đạm bạc, từng có những tháng chật vật xoay sở trong căn phòng trọ nhỏ hẹp giữa Sài Gòn, tính toán từng đồng để tiếp tục việc học. Nhưng Hồ Thị Hồng Phượng - người con của mảnh đất đại ngàn nắng gió chưa một lần bỏ giấc mơ của mình.
Triển lãm “Mùa thu độc lập và Khát vọng phồn vinh” dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Triển lãm “Mùa thu độc lập và Khát vọng phồn vinh” dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 2568/QĐ-BVHTTDL về Kế hoạch tổ chức Triển lãm tư liệu Kỷ niệm 80 năm Ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với chủ đề “Mùa thu độc lập và Khát vọng phồn vinh”.
Ý nghĩa Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7

Ý nghĩa Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7

Ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7 hàng năm là dịp để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tưởng nhớ, tri ân sâu sắc những anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng.
Luật Thủ đô 2024: quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa

Luật Thủ đô 2024: quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa

Tại kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (CNVH) trên địa bàn TP Hà Nội (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô 2024).

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động