Thứ sáu 24/01/2025 03:43
Khi nào cần đi khám sau khi điều trị khỏi Covid-19?

Bác sĩ chỉ ra đối tượng nào mới cần khám hậu Covid-19

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Vì đã được tiêm vắc xin nên số ca mắc Covid-19 trở nặng phải nhập viện không còn cao như các đợt dịch trước. Tuy nhiên, sau khi khỏi bệnh nhiều người lại đối diện với các triệu chứng mệt mỏi, khó thở…, cùng ma trận các lời tư vấn, chia sẻ tràn lan trên mạng về “hậu Covid” khiến người đang dần khoẻ cũng trở bệnh vì hội chứng tâm lí đám đông.
Với người bệnh bị di chứng nhẹ, viêm phổi đơn thuần… chỉ cần điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu.
Với người bệnh bị di chứng nhẹ, viêm phổi đơn thuần… chỉ cần điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu.

Vậy những ai mới thực sự cần đi khám và điều trị hậu Covid-19, điều này sẽ được các bác sĩ chỉ rõ khi bạn có các dấu hiệu cảnh báo? Bởi thông thường dù triệu chứng nhẹ hay nặng thì việc ho, khó thở kéo dài sau khi vừa mắc Covid-19 là việc thường gặp ở người bệnh.

Vì cơ thể mới ốm dậy, đồng thời phải chăm sóc nhiều thành viên trong gia đình cùng ốm 1 lúc gây ra những căng thẳng cộng thêm áp lực tâm lí cùng những thông tin nhiễu loạn trên mạng xã hội khiến người bệnh luôn sống trong tâm trạng hoang mang, không biết mình đang trong giai đoạn nào của hậu Covid-19.

Tuy nhiên, nhóm người cần theo dõi và điều trị kịp thời nhất vẫn là người già và trẻ nhỏ, đặc biệt là người cao tuổi từng phải thở máy, hoặc người trẻ nhưng có bệnh nền.

TS.BS. Trần Minh Giang, Phó trưởng khoa ICU, BVĐK Tâm Anh, chia sẻ: Phần lớn người bệnh đến khám di chứng hậu Covid-19 có chung biểu hiện: mệt mỏi, khó thở, thở gắng sức khi bế con cháu, lên cầu thang hay chỉ đi bộ quanh nhà. Đây là di chứng thường gặp hậu Covid-19, có thể tự hết sau một thời gian.

Trong số những bệnh nhân bị tổn thương phổi do di chứng Covid-19 đến khám thì những người có bệnh nền tim mạch chiếm nhiều hơn. Những trường hợp này thường có nhiều xáo trộn như huyết áp không ổn định, rối loạn nhịp tim, cấp độ suy tim tăng lên, tái nhập viện nhiều lần do hồi hộp, khó thở, viêm phổi, suy tim.

ThS.BS. Huỳnh Thanh Kiều, Trưởng khoa Nội tim mạch, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh cho biết thêm, Trung tâm Tim mạch cũng ghi nhận nhiều bệnh nhân đến khám, điều trị rối loạn nhịp tim nhanh hậu Covid-19. Phần lớn người bệnh có nhịp tim trên 110 - 120 lần/phút, hụt hơi, khó thở, thở gắng sức. Tình trạng tim đập nhanh xuất hiện sau khi họ khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 1 - 3 tháng đầu.

Lý giải hiện tượng này, ThS.BS. Huỳnh Thanh Kiều cho rằng người lớn tuổi có bệnh nền có nguy cơ mắc các triệu chứng hậu Covid-19 càng cao, dễ mất cân bằng các chỉ số sinh học cơ thể. Đặc biệt, chỉ số huyết áp, nhịp tim, đường huyết trước đây vốn cân bằng hoặc đã được điều trị ổn định nhưng sau nhiễm Covid-19, cơ thể có nhiều rối loạn nên chỉ số thay đổi thất thường, cần can thiệp.

Theo ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều, để giảm tỷ lệ nhập viện hậu Covid-19, người dân nên chủ động khám sức khỏe trong vòng 1 - 3 tháng đầu sau khi khỏi bệnh. Với người có triệu chứng mệt, khó thở, hụt hơi, tim đập nhanh; người cao tuổi, người có bệnh lý nền thì cần đến BV khám sớm hơn. Covid-19 có thể để lại nhiều di chứng lên tim mạch, phổi, tiêu hóa, thần kinh, tâm lý… nên người bệnh có thể đăng ký khám bệnh theo từng chuyên khoa hoặc khám sức khỏe tổng quát.

Với người bệnh bị di chứng nhẹ, viêm phổi đơn thuần… chỉ cần điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu, nâng dung tích phổi bằng cách tập các động tác hít thở, hít xà, hít đất, bơi lội, chèo thuyền… Sau 3 tháng tập luyện, người bệnh nên quay lại BV để được kiểm tra lại, đánh giá mức độ cải thiện sau khi tập phục hồi chức năng phổi.

Người bệnh có di chứng liên quan tim mạch như tim đập nhanh không rõ nguyên nhân sẽ được các bác sĩ tim mạch tư vấn khám tổng quát để loại trừ nguyên nhân có bệnh nền tim mạch trước đó như suy tim, hở van tim, thiếu máu cơ tim nhưng không hay biết. Trường hợp người bệnh khám tổng quát, cơ thể không phát hiện bất thường thì sẽ được điều trị rối loạn nhịp tim nhanh bằng thuốc, chế độ luyện tập, thư giãn và tập tâm lý trị liệu.

Chị Hương Giang, giáo viên trường Cổ Nhuế 2 cho biết, chị và gia đình vừa trải qua 1 tuần điều trị Covid-19 tại nhà, hiện tại sức khoẻ đã ổn định, tuy còn mệt mỏi, khó thở, hụt hơi... nhưng chị cũng không muốn bị ảnh hưởng bởi các than phiền, chia sẻ của bạn bè trên mạng xã hội về hậu Covid-19.

Thay vào đó, chị duy trì tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, tập thở, tăng cường dinh dưỡng cho cả gia đình, đọc sách, nghe nhạc và làm việc để nhanh chóng đưa cơ thể trở lại guồng làm việc bình thường. Theo chị chỉ khi tinh thần khoẻ mạnh thì cơ thể mới tạo ra các năng lực tích cực để nhanh chóng hồi phục.

Như vậy, không phải ai cũng bị hậu Covid-19, đặc biệt là người trẻ, không có bệnh nền nên chủ động chăm sóc sức khoẻ, tăng cường ăn uống, lạc quan... đó mới chính là liều thuốc hữu hiệu giúp cơ thể hồi phục nhanh nhất!

Thùy Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động