Thứ sáu 24/01/2025 04:06
Giá xăng dầu tăng cao, hoạt động vận tải lao đao:

Bài 2: Hoạt động vận tải “khó chồng thêm khó”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo các chuyên gia kinh tế, việc giá xăng, dầu tăng cao trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân. Đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng ô tô, xe máy để mưu sinh như cánh tài xế, xe ôm công nghệ và các doanh nghiệp vận tải.
trước bối cảnh xăng, dầu liên tục tăng giá như hiện nay, các doanh nghiệp vận tải lại đang phải đối mặt với bài toán khó, làm sao duy trì được hoạt động khi càng chạy càng lỗ.
Trước bối cảnh giá xăng, dầu tăng cao như hiện nay, các doanh nghiệp vận tải lại đang phải đối mặt với bài toán khó, làm sao duy trì được hoạt động khi càng chạy càng lỗ

Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, sau một thời gian dài hoạt động cầm cự do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hoạt động vận tải khách ở Hà Nội trong tháng 2 khởi sắc do tháng 2 trùng với Tết Nguyên đán 2022 và đây cũng là thời gian học sinh, sinh viên trở lại học trực tiếp tại các trường Cao đẳng, Đại học nên nhu cầu đi lại và vận chuyển của người dân tăng lên, hoạt động vận tải trên địa bàn Hà Nội đang dần ổn định kịp thời phục hồi, phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, trước bối cảnh xăng, dầu liên tục tăng giá như hiện nay, các doanh nghiệp vận tải lại đang phải đối mặt với bài toán khó, làm sao duy trì được hoạt động khi càng chạy càng lỗ.

Theo một số doanh nghiệp vận tải hoạt động trên địa bàn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, lượng khách giảm sút, trong khi đó xăng dầu lại liên tục tăng giá, nếu chạy tần suất theo kế hoạch thì doanh nghiệp càng chạy càng lỗ vốn. Nhiều nhà xe đã chấp nhận chạy lỗ vài tháng nay nhưng trước bối cảnh giá xăng, dầu đang ngày một lên, cộng vào đó là các chi phí khác như chi phí vật tư hư hao, cầu đường, ăn uống, rửa xe, đậu xe, lơ xe… khiến nhiều nhà xe như ngồi trên đống lửa.

Anh Nguyễn Văn Dũng (Hà Trì, quận Hà Đông, Hà Nội) chủ xe Huyndai 29 chỗ chạy tuyến Bắc Sơn (Lạng Sơn) – Hà Nội chia sẻ, dịch Covid-19 diễn biến vẫn phức tạp nên khách đi xe cũng giảm nhiều, trong khi đó giá xăng tăng cao, càng chạy càng lỗ. Anh Dũng đang tính bán xe, chuyển nghề.

Tương tự, anh Nguyễn Văn Chung (trú tại phường La Khê, quận Hà Đông) - lái taxi công nghệ - chia sẻ, trước kia, có những ngày đông khách, đi chuyến xa thì một, hai ngày anh Chung đã phải đi đổ xăng, những hôm vắng khách thì 4, 5 hôm lại đổ một lần. Giờ xăng tăng giá, tiền công lại không thể tăng, thu nhập để mang về cho gia đình thấp nên anh Chung đang phải tính toán thu chi lại.

Không chỉ riêng những lái xe công nghệ như anh Chung hay chủ xe chạy tuyến đường dài như anh Dũng, mà theo chia sẻ của đại diện các hãng taxi, thì nhiều hãng taxi cũng đang chìm trong khó khăn.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, hoạt động của các hãng taxi đã giảm 60 % đến 70% cả về doanh thu, lẫn nguồn nhân lực. “Nếu tình hình không thay đổi, khó có doanh nghiệp nào trụ được”, ông Nguyễn Công Hùng than thở.

Bên cạnh đó, không ít người dân thường xuyên phải di chuyển bằng ô tô, xe máy riêng cũng than vãn khi giá xăng tăng cao. Có những người phải đi làm xa nhà hàng chục cây số thì việc giá xăng, dầu tăng thực sự trở thành một nỗi ám ảnh.

Chị Hoàng Thị Sinh (quận Hà Đông) chia sẻ: "Tôi đi làm cách nhà 10km, đang sử dụng xe máy Lead, giá xăng tăng cao khiến nhưng người đi làm xa như tôi không khỏi lo lắng. Tôi đang tính chuyển sang đi xe buýt cho tiết kiệm".

Theo thông tin từ Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội, để đáp ứng nhu cầu của người dân, từ ngày 8-2-2022, tất cả tuyến xe buýt trên địa bàn TP đã được phép hoạt động 100% công suất. Tuy nhiên, khi giá xăng dầu liên tiếp tăng, nhiều doanh nghiệp vận tải đặc biệt là các doanh nghiệp xe buýt đang phải “căng mình” đối diện với giá xăng dầu tăng "phi mã".

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, việc giá xăng, dầu tăng cao trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân. Đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng ô tô, xe máy để mưu sinh như cánh tài xế, xe ôm công nghệ và các doanh nghiệp vận tải.

(Còn nữa)

Bài 1: Tác nhân kích thích lạm phát Bài 1: Tác nhân kích thích lạm phát

Theo các chuyên gia tài chính, thị trường xăng dầu thế giới “lên cơn sốt” đã tác động trực tiếp tới giá bán lẻ xăng ...

Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động