Thứ sáu 24/01/2025 00:24
Đảm bảo tính ưu việt, khả thi khi xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi):

Bài cuối: Một số cơ chế, chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội vừa phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức tọa đàm “Một số cơ chế, chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)...
Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai khai mạc Tọa đàm ''Một số cơ chế, chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)''
Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai khai mạc Tọa đàm ''Một số cơ chế, chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)''

Tăng cường phân quyền, phân cấp

Chủ trì hội nghị có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn; Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Phạm Thị Thanh Mai. Cùng dự có: Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn; các đại biểu trong Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành T.Ư và lãnh đạo một số sở, ngành TP.

Đại biểu Quốc hội TP Phạm Thị Thanh Mai nhấn mạnh, Tọa đàm là sự phối hợp chặt chẽ giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội với TP để tham góp, ghi nhận các ý kiến trên tinh thần trách nhiệm cao nhất với Thủ đô Hà Nội trong quá trình xây dựng, đề xuất một số cơ chế chính sách. Qua đó, báo cáo các cấp có thẩm quyền, trước hết là với Bộ Chính trị nhằm có những nghị quyết, định hướng lớn và mới cho Hà Nội trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Cùng đó là báo cáo Chính phủ, Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội về thông qua xây dựng chương trình Luật và Pháp lệnh năm 2023, dự kiến nếu kịp thời gian và được cấp có thẩm quyền thông qua sẽ đưa vào xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để trình Quốc hội trong năm 2023.

Trình bày báo cáo giải trình một số cơ chế, chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn cho biết, quan điểm xây dựng luật nhằm sửa đổi toàn diện trên cơ sở kế thừa Luật Thủ đô hiện hành, đồng thời, mở rộng, nâng cấp một số cơ chế chính sách đặc thù, đột phá để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững. Dự thảo sửa đổi Luật Thủ đô gồm 16 chính sách, tập trung vào 4 định hướng lớn, trong đó, tạo cơ chế để hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền TP theo hướng tinh gọn, hiện đại, chuyên nghiệp, giảm tầng nấc trung gian, năng động, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm mô hình chính quyền đô thị và nông thôn của Thủ đô.

Bên cạnh đó, tăng cường phân quyền, phân cấp cho Thủ đô trên các lĩnh vực: Tổ chức bộ máy chính quyền, biên chế, tài chính-ngân sách, đầu tư, xây dựng, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, an sinh xã hội, nông nghiệp, giữ gìn an ninh trật tự... nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, tăng tính tự quản, tự chịu trách nhiệm của TP.

Xây dựng những cơ chế chính sách mới, có tính chất đặc thù, vượt trội về mặt thể chế, phù hợp với vị trí, vai trò đặc biệt, tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, phù hợp điều kiện thực tiễn và mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội. Thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để Thủ đô phát triển nhanh và bền vững, trở thành động lực phát triển của vùng, của đất nước.

Cần làm rõ cơ chế chính sách phân quyền cho HĐND các cấp

Tại tọa đàm, đa số các đại biểu Quốc hội đồng tình, thống nhất với chủ trương và những cơ chế, chính sách nhằm sửa đổi Luật Thủ đô. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Chính khẳng định, xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội của Thủ đô phải khác với các địa phương khác. Ông Nguyễn Hữu Chính cho rằng, nếu chỉ dựa trên cơ chế chung thì không phải đặc thù, mạnh dạn trao quyền cho người đứng đầu song song với xử lý nghiêm vi phạm trong phân cấp, phân quyền.

Về vấn đề phân cấp, phân quyền, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường đồng tình với cơ chế trao quyền cho người đứng đầu được thể hiện rất rõ. Tuy nhiên, đại biểu băn khoăn việc trao quyền cho người đứng đầu có chồng lấn với cơ chế với Luật Công chức, viên chức hay không. HĐND không được quyền ban hành cơ chế chính sách đặc thù thì HĐND cũng không có ý nghĩa, do đó cần làm rõ cơ chế chính sách phân quyền cho HĐND cấp quận, huyện, TP trực thuộc Thủ đô.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội bày tỏ, cần nhìn nhận Thủ đô là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội hơn là trung tâm kinh tế để có định hướng phát triển phù hợp. Bên cạnh đó, các cơ chế chính sách cần cân nhắc tính dài hạn; chính sách của Thủ đô cũng cần bảo đảm quan hệ chặt chẽ đến các chính sách của các địa phương khác... "Bài toán của Thủ đô không thuần túy là quản trị đô thị mà phải bảo đảm phát triển đa dạng, bền vững", đồng chí Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Trong khi đó, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí cho rằng, quá trình sửa đổi luật cần tập trung vào 4 vấn đề, gồm: Xây dựng hệ thống y tế Thủ đô cần gần dân hơn, tập trung hơn, chuyên sâu hơn và phát triển mạnh mẽ khám, chữa bệnh từ xa. Các Đại biểu Quốc hội và chuyên gia cũng đề nghị TP rà soát tổng thể các cơ chế, chính sách sửa đổi Luật Thủ đô với các quy định pháp luật có liên quan; quan tâm lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động bởi các chính sách của Luật Thủ đô (sửa đổi); xây dựng báo cáo đánh giá tác động của các chính sách; có cơ chế cho công tác giải phóng mặt bằng nhằm có quỹ đất sạch cho quy hoạch...

Tổng hợp một số nội dung sau tọa đàm, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai nhấn mạnh, các đại biểu đã thống nhất nguyên tắc áp dụng pháp luật, phát huy được quy định mới khi sửa đổi Luật Thủ đô với những tính năng vượt trội, vai trò dẫn dắt. Bên cạnh đó, để thuyết phục Đại biểu Quốc hội thông qua luật, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đề nghị cần làm rõ cơ sở chính trị, khoa học, thực tiễn, pháp lý mà cơ sở chính trị vô cùng quan trọng… Từ đó, đòi hỏi các cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát phải đưa được những quan điểm, định hưởng lớn; kế thừa, phát huy những kết quả đã đạt được khi thực thi luật hiện hành và điều chỉnh, bổ sung mới những cơ chế, chính sách.

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai lưu ý nội dung đề xuất cơ chế, chính sách mới phải ưu việt, vượt trội hơn chính sách cũ và bảo đảm tính khả thi.

Bài 2: Lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học trên các lĩnh vực
Bài 1: Vì sao phải sửa đổi Luật Thủ đô?
Đỗ Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hoàn Kiếm: “Xuân đầm ấm - Tết yêu thương” năm 2025

Hoàn Kiếm: “Xuân đầm ấm - Tết yêu thương” năm 2025

Ngày 22/1, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình tặng quà gia đình người có công, hộ cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ lòng sông, hồ ngày ông Công ông Táo

Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ lòng sông, hồ ngày ông Công ông Táo

Trong 2 ngày 21-22/1/2025, hơn 100 tình nguyện viên cùng người dân Hà Nội đã ra quân thực hiện chiến dịch “Kitchen God Day 2025 - Cứu dòng nước, Rước ông Táo”, nhằm tuyên truyền về ý nghĩa phong trào thả cá, bảo vệ môi trường lòng sông, hồ.
Tổng kết phong trào thanh thiếu nhi quận Hoàn Kiếm năm 2024

Tổng kết phong trào thanh thiếu nhi quận Hoàn Kiếm năm 2024

Sáng 21/1, Ban Thường vụ Quận đoàn - Thường trực Hội Liên hiệp thanh niên quận Hoàn Kiếm (TP hà Nội) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đoàn - Hội và phong trào Thanh thiếu nhi năm 2024; triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Hà Nội: huy động mọi nguồn lực, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị

Hà Nội: huy động mọi nguồn lực, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị

Ngày 23/1, Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 41-CT/TU về phát triển giao thông đường sắt đô thị trên địa bàn TP.
Hà Nội: tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông

Hà Nội: tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông

Từ ngày 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an TP Hà Nội đã triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông tại 58 nút giao trên toàn thành phố. Đây là một trong những biện pháp tuyên truyền nhằm thực hiện hiệu quả Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời nâng cao ý thức tuân thủ luật giao thông trong cộng đồng.
Triệt để xử lý xe khách chạy “rùa bò” dịp giáp Tết

Triệt để xử lý xe khách chạy “rùa bò” dịp giáp Tết

Tại khu vực đường Giải Phóng, gần Bến xe Giáp Bát, Bến xe Nước Ngầm, một số lái xe xuất bến thường cố tình chạy chậm đón khách và theo chiều ngược lại…
Dự báo thời tiết 23/1: miền Bắc trời rét, có mưa nhỏ; mưa dông trên vùng biển

Dự báo thời tiết 23/1: miền Bắc trời rét, có mưa nhỏ; mưa dông trên vùng biển

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 23/1.
Dự báo thời tiết 22/1: Bắc Bộ trời rét về đêm và sáng sớm; Trung Bộ, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết 22/1: Bắc Bộ trời rét về đêm và sáng sớm; Trung Bộ, Nam Bộ ngày nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 22/1.
Dự báo thời tiết 21/1: ngày nắng ở cả ba miền; gió mạnh trên vùng biển

Dự báo thời tiết 21/1: ngày nắng ở cả ba miền; gió mạnh trên vùng biển

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 21/1.
Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Sau gần hai tháng khai trương sản phẩm du lịch “Tuyến tàu điện số 6” tại Đảo Ngọc - Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) đã tạo sức hút tới người dân và du khách xa, gần. Một Hà Nội tái hiện thời bao cấp trở thành điểm du lịch độc đáo kết nối cộng đồng. Đồng hành trong hành trình ý nghĩa là tấm gương điển hình Đào Lan Phương - nữ cán bộ tư pháp hộ tịch phường Trúc Bạch với những đóng góp tích cực, hiệu quả.
Trường THCS & THPT Hồng Hà: Gần 30 năm dựng xây nền giáo dục tiên phong

Trường THCS & THPT Hồng Hà: Gần 30 năm dựng xây nền giáo dục tiên phong

Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Trường THCS & THPT Hồng Hà đã khẳng định được vị thế của một ngôi trường tiêu biểu, dẫn đầu trong công tác đào tạo chất lượng giáo dục. Song hành cùng việc nâng cao chất lượng giảng dạy, những thành tựu nổi bật của trong các lĩnh vực học thuật và công tác từ thiện cũng nhận được sự quan tâm, chú trọng từ Ban lãnh đạo nhà trường, thể hiện rõ cam kết đối với sự phát triển toàn diện của học sinh và cộng đồng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động