Bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người tố cáo
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTrả lời:
Để bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo, Điều 16 Nghị định số 76/2012/NĐ-CP quy định như sau:
1. Khi có căn cứ cho rằng, việc tố cáo có thể xâm hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm hoặc các quyền nhân thân khác của mình, người thân thích của mình, người tố cáo có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Yêu cầu bảo vệ phải bằng văn bản.
2. Căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, người có thẩm quyền bảo vệ áp dụng các biện pháp bảo vệ sau đây:
a) Yêu cầu người có hành vi xâm hại chấm dứt hành vi vi phạm và buộc xin lỗi, cải chính công khai;
b) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý đối với người có hành vi vi phạm;
c) Đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan khôi phục danh dự, uy tín, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người được bảo vệ bị xâm hại.
Như vậy căn cứ vào quy định trên, ông có quyền yêu cầu bằng văn bản gửi đến Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh và cơ quan công an nơi ông cư trú hoặc làm việc áp dụng biện pháp bảo vệ, xử lý theo thẩm quyền và yêu cầu ông A chấm dứt hành vi vi phạm và buộc xin lỗi, cải chính công khai.
PV

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại