Thứ ba 22/04/2025 09:44

Bế mạc Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 18

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 20/11 tại đảo Djerba (Giéc-ba), Tunisia (Tuy-ni-di), sau gần hai ngày làm việc, Lễ bế mạc Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 18 đã diễn ra trong không khí đồng thuận và thành công.
Bế mạc Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 18
Hội nghị đã thông qua những văn kiện quan trọng

Trên tinh thần hợp tác tích cực và tôn trọng lẫn nhau, các nhà lãnh đạo Cộng đồng Pháp ngữ đã thảo luận thẳng thắn về các vấn đề cùng quan tâm, đồng thời đề ra phương hướng phát triển Cộng đồng Pháp ngữ trong thời gian tới.

Trong bối cảnh những thách thức toàn cầu đang ngày càng gia tăng với những diễn biến phức tạp, khó lường, các nhà lãnh đạo khẳng định sự cấp thiết tăng cường gắn kết, hợp tác, quan tâm đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân, nhất là đối với thanh niên và phụ nữ.

Hội nghị đã thông qua những văn kiện quan trọng, bao gồm: Tuyên bố Djerba, Tuyên bố về tiếng Pháp trong đa dạng ngôn ngữ, Nghị quyết về tình hình khủng hoảng, thoát khỏi khủng hoảng và củng cố hoà bình trong không gian Pháp ngữ, Khung chiến lược về hợp tác Pháp ngữ giai đoạn 2023-2030, Quy tắc về thủ tục gia nhập và thay đổi quy chế thành viên của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ.

Hội nghị cũng bầu bà Louise Mushikiwabo (Lu-i-dơ Mu-si-ki-oa-bô) tiếp tục làm Tổng Thư ký Pháp ngữ nhiệm kỳ 2023-2026, đồng thời quyết định tổ chức Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Pháp vào năm 2024.

Nhân dịp tham dự Hội nghị, ngày 20/11/2022, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp tục có các cuộc gặp với lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế nhằm thúc quan hệ song phương và đa phương với các đối tác.

Tại cuộc gặp với Tổng thống Senegal (Xê-nê-gan) Macky Sall (Mắc-ki Xan), Phó Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Senegal, để tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương, đề nghị hai nước tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; bày tỏ cảm ơn Senegal, nước Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU) năm 2022, đã ủng hộ Việt Nam thiết lập quan hệ với AU....

Tổng thống Senegal khẳng định Việt Nam là đối tác truyền thống, gắn bó của Senegal, hiện có nhiều dự án hợp tác giữa hai nước đang được triển khai hiệu quả, nhất là về nông nghiệp, trồng lúa…; chúc mừng những thành tựu của Việt Nam trong cuộc cách mạng xanh; mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhất là lúa gạo.

Hai lãnh đạo nhất trí cần tiếp tục nỗ lực thúc đẩy quan hệ hai nước đi vào chiều sâu trên các lĩnh vực; ưu tiên sớm ký các Thỏa thuận song phương, tạo khuôn khổ pháp lý cho hợp tác lâu dài giữa hai nước; tăng cường ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế, khu vực, trong đó có AU, ASEAN...

Tại cuộc gặp với Tổng thống Liên bang Thụy Sỹ Ignazio Cassis (Ích-na-di-ô Ca-xít), Phó Chủ tịch nước chúc mừng Thụy Sỹ được bầu vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2024; đánh giá cao những kết quả đạt được trong quan hệ hai nước thời gian qua; cảm ơn Thụy Sỹ đã dành sự hỗ trợ phát triển quan trọng, trị giá 600 triệu đô la cho Việt Nam trong 30 năm qua và tiếp tục cam kết 80 triệu đô la trong giai đoạn 2021-2024, cũng như đã hỗ trợ rất kịp thời các trang thiết bị, vật tư y tế cho Việt Nam phòng chống dịch Covid 19 trong năm 2021. Thụy Sỹ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 21 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Bế mạc Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 18
Phó Chủ tịch nước trao đổi với Tổng Thư ký Pháp ngữ

Tổng thống Thụy Sỹ bày tỏ cảm ơn những tình cảm nồng hậu mà lãnh đạo và Nhân dân Việt Nam đã dành cho ông trong chuyến thăm Việt Nam tháng 8/2021, nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Tổng thống đánh giá cao quan hệ chính trị, ngoại giao rất tốt đẹp giữa hai nước; khẳng định Thụy Sỹ luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam, một quốc gia có vai trò quan trọng, có chính sách đối ngoại và một nền ngoại giao năng động, hiệu quả.

Tổng thống Ignazio Cassis nhất trí với các đề xuất ưu tiên của Việt Nam về việc các nước cần thúc đẩy đàm phán để sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại FTA giữa Việt Nam và Khối mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) mà Thụy Sỹ là một thành viên; thúc đẩy kết nối doanh nghiệp, hợp tác văn hóa, giáo dục, du lịch, giao lưu Nhân dân… Tổng thống Thụy Sỹ cũng khẳng định sẽ tích cực hỗ trợ việc thúc đẩy giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam.

Hai bên đã trao đổi các biện pháp cụ thể để tiếp tục đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, hiệu quả thực chất. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác tại các diễn đàn, tổ chức đa phương, tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu liên quan đến hòa bình, an ninh, an ninh lương thực, năng lượng, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước…

Tại cuộc gặp với Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Tổng thống Slovenia (Slô-vê-ni-a) Borut Pahor (Bô-rút Pa-hô) khẳng định ủng hộ đề xuất của Việt Nam về việc Slovenia và Liên minh châu Âu sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA), nhằm tạo động lực mạnh mẽ hơn nữa cho hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với EU.

Hai bên khẳng định quan hệ hợp tác giữa hai nước còn rất nhiều tiềm năng để phát triển, trong đó có các lĩnh vực về cơ khí, tự động hóa, chế biến thực phẩm, dịch vụ vận chuyển, cảng biển…

Hai bên cũng trao đổi, nêu các đề xuất cụ thể nhằm tăng cường hợp tác, ủng hộ lẫn nhau tại các cơ chế đa phương quan trọng, góp phần vào việc giải quyết các vấn đề chung của thế giới; khẳng định ủng hộ tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, trong đó có các nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Cũng trong thời gian diễn ra Hội nghị, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tiếp xúc với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Tổng thống Gabon Ali Bongo Ondimba, Thủ tướng Tunisia Najla Bouden, Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel (Ksa-vi-e Bơ-tơn), Tổng Thư ký Pháp ngữ Louise Mushikiwabo, Thủ hiến Quebec (Canada) François Legault (Phờ-răng-xoa Lơ-go).

Việt Nam đã chia sẻ những ý tưởng, quan điểm mới về xu thế phát triển, định hướng của APEC
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)
Việt Nam nhấn mạnh lợi ích của thương mại và đầu tư phải hài hoà với trách nhiệm bảo vệ môi trường
Gia Bảo
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 17/4, đoàn lãnh đạo Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm do Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Vũ Đăng Định làm trưởng đoàn đã đến dâng
“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

Chiều 16/04/2025, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hà Nội với khát vọng trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước

Hà Nội với khát vọng trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước

Luật Thủ đô năm 2024 đánh dấu một bước tiến lớn trong việc xác lập cơ chế đặc thù cho Hà Nội trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đến năm 2030, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có ít nhất 1.200 km cao tốc

Đến năm 2030, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có ít nhất 1.200 km cao tốc

Chiều 21/4, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp đặc biệt về tình hình triển khai các dự án giao thông trọng điểm tại khu vực phía Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Hà Nội: xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ số hóa tài liệu

Hà Nội: xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ số hóa tài liệu

Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội phê duyệt đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ số hóa tài liệu tập trung của các cơ quan trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Ngày 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động