Thứ sáu 24/01/2025 01:56

Bé trai bị viêm phổi do đuối nước khi theo mẹ đi đăng ký học bơi

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong khi mẹ trao đổi với thầy giao dạy bơi thì bé H. 6 tuổi ở Hà Nội đã tự ý nhảy ùm xuống nước và bị đuối nước. Rất may đội cứu hộ đã kịp thời sơ cứu và đưa bé đi cấp cứu nhưng cháu bé đã phải điều trị viêm phổi tích cực.

Chiều tối 12-6, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Xanh-Pôn đã tiếp nhận một bé trai 5 tuổi trong tình trạng mệt mỏi, khó thở, ho nhiều do bị đuối nước. Cháu bé được mẹ cho đến đăng ký học bơi tại một bể bơi trên địa bàn Hà Nội. Trong khi mẹ đang trao đổi với thầy giáo dạy bơi thì cháu bé đã hiếu động nhảy xuống bể và bị đuối nước. Cháu bé được đội cứu hộ bể bơi sơ cứu và chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Đa khoa Xanh-Pôn.

Tại đây, các bác sỹ đã khẩn trương cấp cứu cho cháu, các chỉ định cân lâm sàng cần thiết được thực hiện ngay. Kết quả chụp XQ cho thấy hình ảnh viêm phổi phải. Sau 5 giờ điều trị tích cực tại khoa Cấp Cứu, trẻ đã qua tình trạng nguy hiểm và tiếp tục chuyển lên điều trị taị khoa Nhi hô hấp.

Theo bác sỹ Nguyễn Đăng Hải, khoa Nhi hô hấp, người đang trực tiếp điều trị cho bệnh nhi, cháu bé đang được điều trị tích cực bằng kháng sinh và bổ sung dinh dưỡng. Thông thường, bệnh nhân sẽ có diễn biến nặng trong 3-5 ngày tiếp tiếp theo do viêm phổi tiến triển nên đã được theo dõi rất sát sao. Sau 5 ngày với tiến triển tốt, cháu bé đã được ra viện.

Bác sỹ Trần Văn Trung, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Nhi, Bệnh viện Đa khoa Xanh-Pôn cho biết: Khi trẻ bị đuối nước, phản xạ đầu tiên là trẻ bị co thắt thanh quản, tiếp sau đó là phản xạ ho làm nước và các chất bẩn, dị vật sặc vào phổi dẫn đến suy hô hấp, giảm oxy máu, thay đổi về khối lượng tuần hoàn và sau đó là nhiễm khuẩn ở phổi.

be trai bi viem phoi do duoi nuoc khi theo me di dang ky hoc boi
Bệnh nhi được khám sức khoẻ trước khi xuất viện (ảnh K.O)

Thời gian thiếu oxy càng dài thì khả năng tử vong càng cao và di chứng càng nặng nề. Do vậy, đối với trẻ bị đuối nước, việc sơ cứu sớm và đúng cách ngay tại hiện trường là rất quan trọng để cứu sống trẻ và giảm thiểu các di chứng do thiếu oxy não. Việc làm đầu tiên đối với một nạn nhân đuối nước đó chính là phải giải phóng đường thở và cung cấp ôxy cho nạn nhân.

Nhiều người thường có thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy, đây là hành động hoàn toàn sai vì nó làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân. Hơn nữa, khi ngạt nước thực ra nước ở trong phổi không nhiều như mọi người nghĩ, nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại.

Để phòng tránh đuối nước ở trẻ, học sinh cần được dạy bơi lội và biết kỹ thuật sơ cấp cứu để biết tự cứu mình cứu bạn khi bị đuối nước. Bể nước, cống rãnh, miệng giếng... phải có nắp đậy an toàn. Nếu học sinh đi học miền sông nước bằng ghe, thuyền thì cần phải có đồ dùng bảo hộ như phao cứu sinh và có người lớn đi kèm.

Trẻ em tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn trông coi. Những nơi thường xảy ra tai nạn, cần phải thành lập đội cứu hộ và các phương tiện cần thiết để cấp cứu. Đặt các biển báo nguy hiểm tại các bãi tắm biển, tắm sông.

T. An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động