Bị kịch con giết cha mẹ đẻ: Phần lớn trẻ phạm pháp đều thiếu sự giáo dục từ gia đình
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBị cáo Trần Trung Hiếu tại tòa |
Nghịch tử đâm cha, túm tóc đánh mẹ
Theo cáo trạng, khoảng 19 giờ ngày 6/4/2022, sau khi nhậu say, Hiếu về nhà thì gặp ông T.H (SN 1970, bố đẻ của Hiếu) đang bán hàng trước nhà.
Trong lúc đi vào nhà, Hiếu đá thau, ghế, đồ đạc trong nhà. Thấy vậy, ông Hòa hỏi "Có chuyện gì không con?" thì Hiếu buông lời xúc phạm "...T.H đó hả, muốn chơi không?".
Nói xong, Hiếu chạy vào bếp lấy dao ra đâm vào vùng bụng cha ruột. Nghe tiếng ông H. kêu cứu, người nhà và hàng xóm can ngăn nhưng Hiếu vẫn tiếp tục xông vào hành hung cha.
Thấy vậy, bà N.T.T.N (SN 1975, mẹ ruột của Hiếu) gọi điện thoại báo công an liền bị Hiếu túm tóc kéo ra đường, dùng chân đạp vào đầu. Rất may, ông H. được hàng xóm nhanh chóng đưa đi cấp cứu nên giữ được tính mạng. Kết luận giám định pháp y về thương tích cơ thể của ông H. là 16%.
Sau khi gây án, Hiếu lấy xe máy bỏ trốn, đến ngày 15/6/2022 thì bị bắt vì truy nã.
Tại tòa, Hiếu khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Hiếu cho rằng thời điểm đó do quá say nên không làm chủ được hành vi của bản thân, hiện tại rất ăn năn hối hận, bị cáo xin lỗi cha mẹ và người thân.
Những vụ việc tương tự như vụ việc kể trên không hiếm trong thời gian gần đây. Nó trở thành những nỗi đau nhức nhối không chỉ trong những gia đình xảy ra vụ án, mà còn là nỗi ám ảnh của phần đông mọi người xã hội. Nhiều vụ án mà sự việc xảy ra người ta phải rùng mình vì sự bình tĩnh, bình thản đến lạ lùng của những đối tượng gây án.
Đơn cử như vụ việc cô gái Tống Thị Tùng Linh (sinh năm 2001, trú phường Phước Nguyên, TP Bà Rịa) dùng chất độc xyanua để đầu độc cha ruột khiến người đàn ông này tử vong.
Theo hồ sơ vụ án, do mâu thuẫn trong sinh hoạt hàng ngày, Tống Thị Tùng Linh nảy sinh ý định giết cha ruột của mình là ông T.H.Đ (SN 1968, trú tại Khu phố 4, phường Phước Nguyên, TP Bà Rịa).
Vào khoảng tháng 9/2021, Linh giã nát một viên thuốc ngủ rồi pha vào chai nước cho ông Đ. uống với mục đích cho ông Đ. chết nhưng sau khi uống hết chai nước, ông Đ. không bị gì. Sau đó, Linh tiếp tục lên mạng Internet tìm hiểu về chất độc xyanua để mua về đầu độc ông Đ.
Ngày 18/01/2022, Linh đến cửa hàng mua xyanua và đến khoảng 20 giờ cùng ngày, Linh lấy xyanua cho vào 03 chai nước rồi để ngăn mát tủ lạnh với mục đích để ông Đ. lấy uống. Sự việc xảy ra đúng như suy tính của Linh, Linh đi ngủ bình tĩnh đi ngủ.
Đến khoảng 07 giờ, ngày 19/01/2022, Linh đi mua máy cưa về phá cửa nhà vệ sinh kéo xác bố đến góc phía sau nhà rồi Linh mua gạch, xi măng để xây giấu xác ông Đ.
Quá trình giấu xác, Linh thấy khó che giấu hành vi của mình nên đã nghĩ ra cách đốt nhà để tạo hiện trường giả. Sau khi châm lửa đốt nhà, Linh chạy qua nhà của ông nội thông báo cho mọi người biết có một người không rõ lai lịch đột nhập vào nhà đánh Linh và đốt nhà. Sau khi sự việc xảy ra, Cơ quan điều tra đã mời Tống Thị Tùng Linh lên làm việc, tại đây Linh đã thừa nhận toàn bị hành vi giết người của mình.
Phần lớn trẻ phạm pháp đều thiếu sự giáo dục từ gia đình
Nguyên do vì đâu lại có những vụ án đau lòng đến vậy. Theo các chuyên gia những câu chuyện con cái giết cha mẹ như những "cú tát" vào nhà trường, vào những nhà quản lý xã hội - là những người đã gián tiếp tạo ra những con người có hành vi độc ác và vô ơn như thế.
Chuyên gia cũng lý giải, thường hành vi giết người nghiêm trọng như vậy chỉ có thể xảy ra trong 5 trạng thái tâm lý sau: Bị kích động cực mạnh; Tâm trạng bực tức bị ức chế lâu ngày tích tụ dẫn đến sự việc nhỏ kích động nhẹ cũng có thể gây bùng nổ giết người;
Ban đầu chỉ muốn xả giận nhưng lỡ tay gây hậu quả nghiêm trọng nên hoảng sợ và ra tay độc ác để bịt đầu mối; Ý thức đang không tỉnh táo (ngáo đá, phê thuốc, say rượu) nên không kiểm soát được hành vi; Trầm cảm nặng hoặc tâm thần.
Về bản chất, bi kịch của những vụ án trên đều do sự bất hiếu mà thành. Trước hết, trong quan niệm, lối sống của người Việt, cha mẹ trước hết luôn là những người hy sinh vì con cái. Bấy lâu nay, nhiều bậc cha mẹ Việt cho rằng việc yêu thương con cái có nghĩa là chiều theo tất cả những ham muốn, ý thích của con cái mà quên chỉ ra cho con cái thấy rằng để có được điều đó, thì cha mẹ phải đánh đổi, mất bao nhiêu công sức lao động vất vả ra sao.
Sự dễ dãi, nuông chiều con của nhiều bậc bố mẹ tạo cho con trẻ một sự ỷ lại, và quen với ý nghĩ, đã là cha mẹ là phải hy sinh và con cái đương nhiên được thừa hưởng những điều đó. Để rồi, đến một ngày nào đó, cha mẹ nhanh chóng trở thành gánh nặng và phiền toái. Và khi cha mẹ đã không thể cung phụng cho con mình nữa, những đứa trẻ ấy bắt đầu vô ơn, bực tức, chỉ một vài mâu thuẫn là đủ để đánh mất phần nhân tính của mình.
Hơn nữa, trong xã hội mở, thái độ sống ích kỷ của lớp người thời nay coi trọng lợi ích bản thân đang len lỏi vào từng gia đình, trong cách ứng xử của lớp con trẻ đối với mẹ cha. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những thảm kịch trên!
Và xét về tội phạm học, có nghiên cứu chỉ ra rằng thường 3 kiểu tội phạm giết người thân thường gặp là: đứa con bị bạo hành nghiêm trọng, đứa con có vấn đề tâm thần nặng và đứa con có tính cách chống đối xã hội. Còn theo luật sư Nguyễn Tiến Hùng – Đoàn Luật sư Hà Nội, phần lớn trẻ phạm pháp đều thiếu sự giáo dục từ gia đình. Ngoài ra thì những tội phạm trẻ tuổi đa phần tới từ hoàn cảnh gia đình phức tạp, thiếu sự quan tâm. Sự bất lực trong giáo dục, vô tâm từ gia đình đa phần đã khiến những đứa trẻ phạm sai lầm lớn nhất trong đời: tự tay cắt đứt đi sợi dây máu mủ, tình thân.
Từ xưa tới giờ, bản chất hình thức sát hại người thân trong luật pháp luôn bị xử nặng hơn tội giết người đơn thuần. Luật pháp hiện đại của Việt Nam cũng tăng nặng trách nhiệm hình sự với vụ án liên quan tới sát hại người có công nuôi dưỡng. Tuy nhiên, các sự việc đau lòng thế này vẫn tiếp tục xảy ra. Và làm thế nào để ngăn chặn là câu chuyện không chỉ của riêng ai.
Cha mẹ cần dạy con biết lựa chọn một tình yêu trong sáng | |
“Trẻ con không biết gì” hay sự thất bại của giáo dục? |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại