Thứ sáu 24/01/2025 04:05
Tập huấn triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngoại ngữ:

Bình đẳng về tài liệu đối với tất cả các giáo viên

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 12-7, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức khai giảng trực tuyến khóa Tập huấn giảng viên chủ chốt của các đại học, trường đại học về hướng dẫn triển khai chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018 môn Ngoại ngữ.

Trưởng Ban quản lý Đề án ngoại ngữ quốc gia Nguyễn Thị Mai Hữu cho biết, khoá tập huấn có sự tham gia của 46 giảng viên chủ chốt, đến từ 9 cơ sở giáo dục đại học là: trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, trường Đại học Sư phạm -Đại học Thái Nguyên, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Đại học Vinh, trường Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh, trường Đại học Cần Thơ và trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội.

Trong 3 ngày từ 12-7 đến 14-7, giảng viên sẽ được làm việc với các báo cáo viên để tìm hiểu về chương trình tổng thể CT GDPT 2018, chương trình môn Ngoại ngữ cụ thể là môn tiếng Anh, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá, cũng như việc xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Ngoại ngữ này. Trước đó, từng giảng viên đã nghiên cứu tài liệu tập huấn trong 5 ngày. Kết thúc thời gian làm việc cùng báo cáo viên, các thầy cô sẽ tiếp tục tự ôn tập online và làm bài kiểm tra đánh giá kết quả đầu ra.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, để triển khai CT GDPT 2018, từ năm 2018, Bộ GD&ĐT đã tổ chức tập huấn cho giáo viên các môn học; cơ bản có thể triển khai đại trà chương trình mới với lớp 1 và chuẩn bị tâm thế cho các lớp tiếp theo. Đối với môn Ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh, để sẵn sàng đội ngũ dạy học môn học này bắt buộc từ lớp 3, Bộ GD&ĐT tập huấn cho giảng viên sư phạm chủ chốt, để lực lượng này tiếp tục hướng dẫn giáo viên cốt cán và hỗ trợ giáo viên đại trà thực hiện chương trình.

Bình đẳng về tài liệu đối với tất cả các giáo viên
Điểm mới của hoạt động bồi dưỡng giáo viên triển khai CT GDPT 2018 là tất cả giảng viên chủ chốt, giáo viên cốt cán, giáo viên đại trà đều bình đẳng tiếp cận tài liệu tập huấn gốc. Ảnh: P.T

Điểm mới của hoạt động bồi dưỡng giáo viên triển khai CT GDPT 2018 là tất cả giảng viên chủ chốt, giáo viên cốt cán, giáo viên đại trà đều bình đẳng tiếp cận tài liệu tập huấn gốc trên Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS). Thay vì “được” bồi dưỡng, thầy cô chủ yếu sẽ tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, ngay trong quá trình giảng dạy, với sự hỗ trợ của giảng viên chủ chốt và giáo viên cốt cán.

Trong 9 modul tập huấn, “bài toán gốc” là modul 1 về tìm hiểu về CT GDPT 2018, trong đó giới thiệu cụ thể các mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và yêu cầu cần đạt… của chương trình tổng thể, chương trình môn học. Các modul về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho người học, modul xây dựng kế hoạch giáo dục/kế hoạch bài dạy… sẽ làm giàu thêm năng lực chuyên môn cho đội ngũ thầy cô, đáp ứng các yêu cầu của CT GDPT mới.

Nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của cán bộ, giáo viên trong việc làm nên thành công của CT GDPT 2018, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đồng thời đề cao tầm quan trọng của đội ngũ “máy cái” - những giảng viên sư phạm chủ chốt vừa đào tạo ra giáo viên và trực tiếp bồi dưỡng thầy cô để thực hiện chương trình này. Thứ trưởng đề nghị giảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, tham gia đầy đủ khoá tập huấn để nắm chắc, hiểu sâu và từ đó bồi dưỡng tiếp cho giáo viên phổ thông đạt hiệu quả, chất lượng.

Chọn SGK lớp 2 và lớp 6: Kỹ càng, linh hoạt để kịp tập huấn giáo viên Chọn SGK lớp 2 và lớp 6: Kỹ càng, linh hoạt để kịp tập huấn giáo viên

Theo lộ trình triển khai chương trình GDPT 2018, năm học 2021 – 2022 sẽ áp dụng thay sách giáo khoa (SGK) lớp 2 và ...

T.Fan
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động