Thứ năm 23/01/2025 13:54

BitcoinDeFi loại hình kinh doanh bất hợp pháp tại Việt Nam

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sau những lùm xùm của đồng tiền ảo Bitcoin vốn không được pháp luật Việt Nam thừa nhận, giới chơi tiền ảo lại được biết đến một phương thức giao dịch khác có tên BitcoinDeFi. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật và khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước, việc sở hữu, mua bán, sử dụng các loại tiền ảo như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ.

Đại diện chi nhánh bị nhà đầu tư tố cáo lừa đảo

Trong bài bài viết "The Innovative Crypto Model of BitcoinDeFi" trên trang thông tin kinh tế Benzinga đã giải thích, dự án BitcoinDeFi không chứa mâu thuẫn lợi ích giữa nhà phát triển và cộng đồng đầu tư, bởi hệ thống không thu giữ tài sản của cộng đồng.

Dòng tiền xuất phát từ cộng đồng và ngay lập tức được phân bổ lưu lượng rất lớn - đến 80% về chính cộng đồng đó. BitcoinDeFi không thu dòng tiền chảy qua dự án về ngân sách hệ thống, con số 20% được trích lại để vận hành nền tảng.

Tuy nhiên tại Việt Nam, ít ngày sau khi BitcoinDeFi ký kết bổ nhiệm Phạm Tuấn, SN 2001 làm đại diện chi nhánh miền Bắc, nhân vật này cùng các thủ lĩnh đã biến mất, nhà đầu tư không thể liên lạc. Sau sự kiện trên, Phạm Tuấn bị nhiều nhà đầu tư tố lừa đảo ở các dự án trước BitcoinDeFi.

Gần đây, bất chấp cảnh báo của các chuyên gia và cơ quan chức năng, một số người vẫn tin và nghe theo lời dụ dỗ đường mật của các sàn giao dịch Forex (ngoại hối) về Cryptocurrency (tiền ảo) bất hợp pháp để rồi đã bỏ ra khoản tiền lớn đầu cơ vào thị trường này với hy vọng "tiền đẻ ra tiền".

Trước đó, ngày 22-6-2021, CA TP Hà Nội đã phối hợp CA TP Hải Phòng triệt phá 16 sàn giao dịch ngoại hối, tiền ảo do Nguyễn Thế Dương cùng đồng bọn điều hành. Ðây là kết quả được tiên liệu từ trước, và hiểm họa từ các sàn giao dịch như vậy đã được cơ quan chức năng cảnh báo, khuyến cáo, thậm chí nêu đích danh trên các phương tiện báo chí, truyền thông.

Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo, việc sở hữu, mua bán, sử dụng các loại tiền ảo không được pháp luật bảo vệ
Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo, việc sở hữu, mua bán, sử dụng các loại tiền ảo không được pháp luật bảo vệ

Tiền ảo không được pháp luật bảo vệ

Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm về công nghệ cao - Bộ CA cũng cho rằng, Bitcoin, Pi và các loại tiền ảo tương tự không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

Luật sư Bùi Quang Thu, Đoàn luật sư TP Hà Nội phân tích, khoản 6, Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (gồm tiền ảo) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 50 - 100 triệu đồng. Bên canh đó, Khoản 8 Điều 23 Nghị định 88/2019 quy định: Hành vi môi giới ngoại hối khi không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép thì bị phạt hành chính từ 200 triệu đến 250 triệu đồng.

Trường hợp nhân viên môi giới hay sàn Forex sử dụng các chiêu trò gian dối khiến nhà đầu tư thua lỗ, mất tiền, thì bị xử lý hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015. Người phạm tội này có thể

Theo ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, việc sở hữu, mua bán, sử dụng các loại tiền ảo như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không chấp nhận các loại tiền ảo là tiền tệ cũng như là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

Ông Sơn phân tích, trên thực tế vẫn còn có doanh nghiệp thực hiện huy động vốn bằng tiền ảo thời gian qua. Việc sở hữu, mua bán, sử dụng các loại tiền ảo như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ.

Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định giao Bộ Tư pháp xây dựng đề án và tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện khung khổ pháp lý trong vấn đề tiền ảo, tiền mã hóa. Sau đó, Bộ Tư pháp đã hoàn thành đề án, trình Chính phủ. Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính làm đầu mối triển khai nghiên cứu và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2014/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt. Trong số đó, bổ sung quy định về phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam (không bao gồm bitcoin và các loại tiền ảo) và bổ sung quy định cấm phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp (như bitcoin và các loại tiền ảo tương tự).

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng nhấn mạnh, việc sử dụng các loại tiền ảo làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng các loại tiền ảo như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

Nam Anh- Gia Bảo
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động