Thứ bảy 25/01/2025 00:38

Các vấn đề pháp lý, kỹ thuật về ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 16-17/3/2024, Bộ Ngoại giao phối hợp cùng Chính phủ Cộng hòa Vanuatu tổ chức Hội thảo Các vấn đề pháp lý, kỹ thuật về ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu.
Các vấn đề pháp lý, kỹ thuật về ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu
Các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Tham dự hội thảo gồm đại diện các cơ quan Việt Nam, đại diện chính phủ các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, giới học giả và luật sư quốc tế.

Hội thảo được tổ chức nhằm giới thiệu tổng quan về sự ra đời và ý nghĩa của thủ tục Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu trên cơ sở Nghị quyết 77/276 ngày 29/3/2023 của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận về các khía cạnh pháp lý chủ chốt trong thủ tục ý kiến tư vấn, sự đóng góp mà các nước châu Á – Thái Bình Dương có thể mang lại cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho các nước để tham gia hiệu quả vào thủ tục Ý kiến tư vấn mà hiện ICJ đang xử lý.

Trước đó, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 77/276 bằng đồng thuận. Theo đó, Đại hội đồng đề nghị Tòa án Công lý quốc tế cung cấp ý kiến tư vấn về trách nhiệm của các quốc gia trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

Việt Nam và Vanuatu là hai trong số 18 quốc gia thuộc nhóm nòng cốt thúc đẩy Nghị quyết này. Theo quy định của Tòa án Công lý quốc tế, các quốc gia thành viên Liên hợp quốc có thời hạn tới 22/3/2024 để tham gia ý kiến, trước khi Tòa chính thức đưa ra ý kiến của mình vào năm 2025.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết, đặc điểm địa lý đặc thù, với vùng bờ biển rộng lớn, khiến Việt Nam đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu, trong đó Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới, cũng là địa điểm tổ chức Hội thảo, không phải ngoại lệ.

Bởi vậy, Việt Nam rất coi trọng sự hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế trong nỗ lực chung nhằm ứng phó các thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu.

“Nghị quyết của Đại hội đồng thừa nhận biến đổi khí hậu gây ra tác động khác nhau với mỗi quốc gia, vì thế gánh nặng cũng như trách nhiệm ứng phó phải được san sẻ công bằng, bình đẳng. Việc tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của ICJ là cơ hội to lớn cho các nước đang phát triển tham gia nỗ lực toàn cầu ứng phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy quyền của các nước dễ bị tổn thương và định hình sự phát triển của luật môi trường quốc tế”, Thứ trưởng cho biết.

Theo Thứ trưởng, hội thảo là cơ hội để chuyên gia pháp lý các nước trong khu vực thảo luận, tìm kiếm ý tưởng, củng cố lập luận để vừa đảm bảo lợi ích quốc gia trong ứng phó biến đổi khí hậu, vừa trả lời các câu hỏi pháp lý đang được ICJ xem xét, từ đó cân nhắc khả năng để các quốc gia có phản ứng và sự tham gia phù hợp vào thủ tục ý kiến tư vấn.

Bên cạnh đó, sự kiện có thể tạo ra diễn đàn kết nối, thúc đẩy hợp tác giữa giới chuyên gia pháp lý quốc tế trong khu vực, củng cố tiếng nói của các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương trong ứng xử với các vấn đề về mang tính toàn cầu.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Arnold Kiel Loughman, Bộ trưởng Tư pháp Vanuatu, cho biết các thách thức từ biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng, các hình thái thời tiết cực đoan, ô nhiễm biển, đa dạng sinh học suy thoái đang đe dọa cuộc sống, nền văn hóa và thậm chí sự tồn tại của nhiều dân tộc. “Triển khai những biện pháp hiệu quả nhằm ứng phó biến đổi khí là trách nhiệm đạo đức của cộng đồng quốc tế, đây cũng chính là mục tiêu mà Hội thảo này hướng tới”, ông Loughman nói.

Đại diện các nước tham dự Hội thảo đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam và Vanuatu tổ chức sự kiện, tạo cơ hội để chuyên gia pháp lý các quốc gia trong khu vực và quốc tế thảo luận một cách thẳng thắn, thực chất, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hoàn thiện các bản đệ trình dự kiến gửi tới ICJ.

“Lập trường đoàn kết, nhất quán của các nước đang phát triển về chủ đề biến đổi khí hậu có ý nghĩa to lớn, bảo đảm các khía cạnh quan trọng nhất về trách nhiệm của các quốc gia trong ứng phó biến đổi khí hậu được xem xét, qua đó tôi hy vọng sẽ giúp ICJ đưa ra ý kiến tư vấn với tác động pháp lý mạnh mẽ”, bà Myrna Agno-Canuto, đại diện Bộ Tư pháp Philippines, cho biết.

Theo Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, khoảng 80 quốc gia đã nộp bản đệ trình để chính thức tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của ICJ tới thời điểm hiện tại. Con số này biến thủ tục ý kiến tư vấn về biến đổi khí hậu trở thành vụ việc có quy mô lớn nhất mà ICJ từng xử lý, đồng thời cho thấy vai trò quan trọng mà ý kiến của ICJ mang lại trong vấn đề biến đổi khí hậu.

“Việc tích cực thúc đẩy và tham gia thủ tục ý kiến tư vấn tại ICJ thể hiện rõ vai trò của Việt Nam với tư cách thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, thu hút sự ủng hộ của các nước đang phát triển. Tiến trình tại ICJ cũng cho thấy sự coi trọng của cộng đồng quốc tế đối với vai trò, đóng góp của Việt Nam trong vấn đề biến đổi khí hậu, bao gồm các cam kết mạnh mẽ thời gian qua tại các diễn đàn quốc tế”, ông Đặng Hoàng Giang khẳng định.

Để hỗ trợ các nước xây dựng đệ trình tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của ICJ, một số hội thảo hỗ trợ kỹ thuật đã được tổ chức tại các khu vực khác trên thế giới. Năm ngoái, Fiji là quốc gia đăng cai tổ chức hội thảo khu vực Thái Bình Dương. Trong tháng 2/2024, hội thảo hỗ trợ kỹ thuật cho các nước khu vực Caribe cũng được tổ chức tại Grenada.

Việt Nam mong muốn hợp tác với Croatia trong đào tạo nghề Việt Nam mong muốn hợp tác với Croatia trong đào tạo nghề
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Ngày làm việc thứ hai và phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ hai và phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến và thông qua nội dung tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị; cho ý kiến về giới thiệu nhân sự lãnh đạo một số cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Trung ương thống nhất để đồng chí Trần Cẩm Tú tập trung thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Bí thư; bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí Thư Tô Lâm đã phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, tập trung thảo luận 5 nội dung quan trọng, bao gồm tổng kết Nghị quyết 18, đề án tăng trưởng GDP năm 2025 và giai đoạn 2026-2030, công tác cán bộ và các vấn đề khác
Tổng Bí thư: Đồng bộ các giải pháp, khơi thông để phát triển nhanh và bền vững

Tổng Bí thư: Đồng bộ các giải pháp, khơi thông để phát triển nhanh và bền vững

Tổng Bí thư nhấn mạnh Ban Chấp hành TW thống nhất với Đề án bổ sung phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên và tăng trưởng giai đoạn 2026-2030 liên tục đạt 2 con số.
Trình Chính phủ dự thảo Nghị định về cơ cấu tổ chức các bộ trước ngày 5/2/2025

Trình Chính phủ dự thảo Nghị định về cơ cấu tổ chức các bộ trước ngày 5/2/2025

Theo thông tin từ Bộ Nội vụ, ngày 23/1, Ban chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ (gọi tắt là Ban chỉ đạo) ban hành Công văn số 35/CV-BCĐTKNQ18 về việc hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Sáng 22/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động