Thứ năm 23/01/2025 20:12

Cảm biến phát hiện COVID-19 tức thời sắp “bước ra” khỏi phòng thí nghiệm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Cảm biến phát hiện COVID-19 tức thời chế tác tại Úc có thể giúp thay đổi cách đối phó hằng ngày với dịch bệnh, bảo vệ nhân viên y tế ở tuyến đầu cũng như cả cộng đồng.

Đại học RMIT hiện đang hợp tác với các đối tác, trong đó có doanh nghiệp khởi nghiệp y sinh học Soterius đặt tại Melbourne để chế tác cảm biến sinh học. Công nghệ này có thể phát hiện ra lượng cực nhỏ SARS-CoV-2 và các biến thể của nó.

Đáng tin cậy, chính xác và không xâm lấn, cảm biến Soterius Scout có thể cho ra kết quả chính xác trong vòng một phút để thông báo cho người dùng biết môi trường làm việc có hoàn toàn sạch để vào làm việc hay không hoặc cảnh báo họ cần làm xét nghiệm COVID-19 và tự cách ly.

Cảm biến phát hiện COVID-19 tức thời sắp “bước ra” khỏi phòng thí nghiệm

Cảm biến Soterius Scout có thể phát hiện COVID-19 với cả những người không có triệu chứng, để một người biết có hoàn toàn an toàn để vào nơi làm việc không. (Ảnh: Soterius)

Mẫu thử thành công hiện đang được Soterius cộng tác với RMIT, MIP Diagnostics, Viện Burnet, D+I và Vestech, để phát triển thêm và tiến tới đưa ra thị trường vào đầu năm 2022.

Công nghệ này sẽ được chế tác tại Úc và bước đầu sẽ được chuyển đến các bệnh viện. Trong tương lai, thiết bị sẽ được triển khai trong các môi trường làm việc trọng yếu khác cũng như các khu vực có mật độ người đông như viện dưỡng lão, khách sạn cách ly, sân bay và trường học.

Cảm biến phát hiện COVID-19 tức thời sắp “bước ra” khỏi phòng thí nghiệm

Hình ảnh mẫu của cảm biến sinh học Soterius Scout được gắn cố định trên tường một văn phòng làm việc để phát hiện những phần cực nhỏ của COVID-19. (Ảnh: Soterius)

Đồng sáng lập Soterius Tiến sĩ Alasdair Wood cho biết các cảm biến vi rút trong môi trường hiện nay thì cồng kềnh, tốn năng lượng và chỉ có thể phát hiện một loại vi rút.

“Cảm biến sinh học của chúng tôi vô cùng nhỏ nên có thể vừa với tấm thẻ cá nhân bỏ túi và dễ sử dụng – bạn chỉ cần quẹt thẻ lên bộ đọc ở các điểm kiểm tra”, Tiến sĩ Wood giải thích. “Quan trọng là một cảm biến có thể phát hiện ra tám dòng vi rút và công nghệ của chúng tôi có thể dễ dàng thích ứng để phát hiện biến thể mới hoặc loại vi rút mới khi chúng xuất hiện. Chúng tôi hy vọng cảm biến sinh học Soterius Scout có thể trở thành công cụ trọng yếu để kiểm soát COVID-19, đưa ra phát hiện sớm chính xác nhằm phòng ngừa dịch bệnh bùng phát và tránh phong toả trong tương lai”.

Thực nghiệm mẫu thử được tiến hành tại RMIT, phối hợp với Viện Burnet, cho thấy cảm biến sinh học Soterius Scout phát hiện các nhân tố protein chính trong SARS-CoV-2 với độ chính xác ấn tượng và không cho kết quả dương tính giả.

Cảm biến phát hiện COVID-19 tức thời sắp “bước ra” khỏi phòng thí nghiệm

Nhóm nghiên cứu đằng sau Soterius Scout: Giáo sư Sharath Sriram (RMIT), Tiến sĩ Alasdair Wood (Soterius), Tiến sĩ Md Ataur Rahman (RMIT), Tiến sĩ Chih Wei Teng (Soterius) và Tiến sĩ Ganganath Perera (RMIT).

Công nghệ này có thể phát hiện COVID-19 ngay cả với những người không có triệu chứng.

Thử nghiệm còn cho thấy cảm biến có tiềm năng trở thành công cụ hàng đầu trong chẩn đoán các bệnh hô hấp và đang được mở rộng quy mô để phát hiện các bệnh khác như cúm và Hội chứng hô hấp trung đông MERS.

Bộ cảm biến Soterius Scout khai thác từ cảm biến sinh học dựa trên công nghệ nano do các nhà nghiên cứu RMIT phát triển tại Phòng nghiên cứu vi nano tiên tiến hàng đầu của trường. Công nghệ cảm biến sinh học là một nội dung trong hồ sơ xin cấp bằng sáng chế của Đại học RMIT, trong khi đó hệ thống tổng hợp là chủ đề của hồ sơ xin cấp bằng sáng chế của công ty Soterius.

Chủ nhiệm dự án Giáo sư Sharath Sriram cho biết sự hợp tác sẽ đẩy mạnh việc đưa nghiên cứu của RMIT ra khỏi phòng thực nghiệm và trở thành công nghệ mới quan trọng trong thực tế.

“Những lần phong toả gần đây trên khắp nước Úc cho thấy COVID-19 sẽ không bị xoá sổ trong một sớm một chiều và chúng ta cần những giải pháp thông minh để giúp phát hiện ra vi rút cũng như khống chế các đợt bùng phát. Chúng tôi vô cùng hứng khởi khi thấy công nghệ cảm biến nền tảng của nhóm nghiên cứu là trọng tâm của giải pháp thông minh mới trong công cuộc kiểm soát COVID-19 và các loại vi rút hô hấp khác ở môi trường công sở, nhằm giúp bảo vệ đội ngũ y tế nơi tuyến đầu cũng như cả cộng đồng” -Giáo sư nói.

Công năng của cảm biến phát hiện COVID-19 tức thời:

- Đa năng, giá thành thấp và sản xuất trong nước (tại Úc)

- Có thể đeo như thẻ từ hay gắn cố định ở nơi làm việc

- Phát hiện phần nhỏ của vi rút rơi trên cảm biến và trong chưa tới một phút có thể chuyển kết quả đến điện thoại thông minh hoặc bộ đọc mà người dùng quẹt thẻ khi họ vào hoặc ra khỏi khu vực

- Nếu phát hiện SARS-CoV-2, Scout hướng dẫn người dùng đi kiểm tra và cách ly

- Dữ liệu từ thẻ đọc còn có thể chuyển lên đám mây để có thể giám sát từ xa các điểm nóng, đồng thời hỗ trợ khống chế các đợt bùng phát cục bộ

- Scout dùng vi điện tử linh hoạt và công nghệ nano tổng hợp liên kết với các loại vi rút mục tiêu, cho phép phát hiện cụ thể và tránh kết quả dương tính giả

- Các thành tố chủ chốt của công nghệ gồm sợi vi mô của cảm biến sinh học và chế tác điện tử tiên tiến sẽ được thiết kế và làm tại Úc

- Mỗi thiết bị Scout có thể được lập trình để dùng tia cảm ứng phát hiện tới tám chủng vi rút khác nhau

- Các mẩu vi rút đọng trên cảm biến sẽ bị hoá chất ngăn chặn nên chúng được khoá an toàn trong thiết bị

- Cảm biến sinh học có thể dễ dàng sửa lại cho hợp trong quá trình sản xuất để phát hiện chủng mới khi chúng xuất hiện

Thái Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Cháy khách sạn lúc sáng sớm khiến 10 người tử vong

Cháy khách sạn lúc sáng sớm khiến 10 người tử vong

Đài truyền hình quốc gia TRT của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 21/1 đưa tin ít nhất 10 người đã thiệt mạng và 32 người bị thương trong vụ hỏa hoạn tại một khách sạn tọa lạc tại khu nghỉ dưỡng trượt tuyết ở phía Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Mỹ

Ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Mỹ

Tối 20/1/2025 theo giờ bờ Đông Mỹ (rạng sáng 21/1 theo giờ Việt Nam), ông Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ.
Cháy viện dưỡng lão lúc rạng sáng khiến 6 người tử vong

Cháy viện dưỡng lão lúc rạng sáng khiến 6 người tử vong

Cảnh sát Serbia cho biết vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 3h30 theo giờ địa phương tại một viện dưỡng lão có khoảng 30 người.
Trung tâm giám sát lệnh ngừng bắn tại Gaza chính thức đi vào hoạt động

Trung tâm giám sát lệnh ngừng bắn tại Gaza chính thức đi vào hoạt động

Lệnh ngừng bắn tại Dải Gaza đã chính thức có hiệu lực và một trung tâm giám sát đã được lập nên để kiểm soát tình hình tại đây tranh những xung đột có thể xảy ra giữa các bên.
Donald Trump và Vladimir Putin gặp mặt: hy vọng mới cho quan hệ Nga-Mỹ

Donald Trump và Vladimir Putin gặp mặt: hy vọng mới cho quan hệ Nga-Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố sẽ gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin, nhưng thời điểm cụ thể của cuộc gặp chưa được xác định.
Ông Donald Trump đột ngột thay đổi "180 độ" về chính sách xe điện

Ông Donald Trump đột ngột thay đổi "180 độ" về chính sách xe điện

Ngay sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1, ông Donald Trump đã thực hiện một quyết định gây chú ý là chấm dứt sắc lệnh do người tiền nhiệm Joe Biden ban hành năm 2021, nhằm đảm bảo rằng một nửa số ôtô bán ra tại Mỹ vào năm 2030 là xe điện.
ASEAN cam kết xây dựng môi trường số an toàn

ASEAN cam kết xây dựng môi trường số an toàn

Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN lần thứ 5 (ADGMIN-5) đã kết thúc thành công với sự nhất trí cao từ các quốc gia thành viên về việc tăng cường hợp tác để xây dựng một môi trường số an toàn, sáng tạo và toàn diện.
TikTok đối mặt với nguy cơ đóng cửa hoàn toàn tại Mỹ từ ngày 19/1

TikTok đối mặt với nguy cơ đóng cửa hoàn toàn tại Mỹ từ ngày 19/1

Ngày 15/1 (giờ địa phương), TikTok thông báo sẽ chính thức dừng hoạt động tại quốc gia này từ ngày 19/1/2025 nếu lệnh cấm của Quốc hội Mỹ được thực thi như kế hoạch. Đây là diễn biến mới nhất trong cuộc tranh cãi kéo dài giữa TikTok và Chính phủ Mỹ về các vấn đề an ninh và bảo mật dữ liệu.
Trung Quốc ra mắt tàu cao tốc nhanh nhất thế giới

Trung Quốc ra mắt tàu cao tốc nhanh nhất thế giới

Trung Quốc vừa chính thức giới thiệu tàu cao tốc CR450 – siêu tàu nhanh nhất thế giới, với tốc độ vận hành lên tới 400 km/giờ.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động