Thứ sáu 16/05/2025 18:42
Ý kiến về quy định cấm tuyệt đối người tham gia giao thông có nồng độ cồn

Cẩn trọng để tránh tình trạng người được kiểm tra “dương tính giả” với nồng độ cồn

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sử dụng đồ uống có cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông là một vấn đề nhạy cảm. Không chỉ ở Việt Nam, ở các nước thế giới cũng có những điều khoản liên quan đến nồng độ cồn. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ lại có các quan điểm khác nhau cho vấn đề sử dụng rượu bia khi lái xe. Trong đó có quy định về mức giới hạn nồng độ cồn.
Cẩn trọng để tránh tình trạng người được kiểm tra “dương tính giả” với nồng độ cồn
Tại Việt Nam, cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Ảnh: Quý Khánh

Ý kiến về quy định cấm tuyệt đối người tham gia giao thông có nồng độ cồn

Trong kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa VX, tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường bộ sáng 10/11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cũng đưa ra nhiều ý kiến trái chiều về quy định cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Theo đó, đại biểu Nguyễn Văn Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Binh bày tỏ chưa thực sự đồng tình với một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Theo ông Huy, cần nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng để có quy định nồng độ cồn phù hợp với từng loại phương tiện, và quy định bảo bảm tính hiệu quả.

Còn theo đại biểu Nguyễn Thị Hà – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh, với quy định “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác, không nên quy định nồng độ trong máu hoặc hơi thở ở mức bằng “0” để tránh tình trạng người được kiểm tra “dương tính giả” với nồng độ cồn.

Theo nghiên cứu y học, ở trạng thái bình thường của cơ thể trong máu luôn duy trì nồng độ cồn nhất định ở mức 0,03% hoặc có trường hợp trong cơ thể có nồng độ cồn do các yếu tố như ăn, uống các thực phẩm lên men trong dạ dày, thuốc điều trị, bên cạnh đó, theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trên thế giới có hơn 140 quốc gia, vùng lãnh thổ quy định giới hạn nồng độ trong máu hoặc hơi thở ở mức lớn hơn “0”.

Đại biểu cũng đề nghị cơ quan soạn thảo điều chỉnh thành “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở” để phù hợp với các quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ) và tránh việc điều luật bị hiểu theo hướng là cứ có nồng độ cồn là vi phạm.

Cũng kiến nghị điều chỉnh cụ thể quy định nồng độ cồn khi lái xe, đại biểu Phạm Đức Ấn - Đoàn ĐBQH Hà Nội cho rằng nên nghiên cứu một tỷ lệ nồng độ cồn cho phép trong khí thở và trong máu của lái xe. Không nhất thiết cứ có nồng độ cồn bị xử phạt. Luật các nước trên thế giới về cơ bản đều có tỷ lệ nhất định, ta cũng nên nghiên cứu – theo đại biểu Ấn.

Sở dĩ có những đề nghị cần cân nhắc và sửa đổi quy định trên, theo đại biểu đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương, quy định quá chặt làm ngành công nghiệp rượu bia bị ảnh hưởng, tác động nguồn thu nhập của nhóm lao động phi chính thức. Vì vậy, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị cân nhắc lại điều khoản này theo hướng quy định tỷ lệ giới hạn về nồng độ cồn khi lái xe.

Cẩn trọng để tránh tình trạng người được kiểm tra “dương tính giả” với nồng độ cồn

Quy định về giới hạn nồng độ cồn tại các nước trên thế giới

Về quy định điều khiển giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn, thực tế ở nhiều nước trên thế giới đều áp dụng. Tuy nhiên, không "khắt khe" như ở Việt Nam, một số nước và vùng lãnh thổ khác lại có mức giới hạn nồng độ cồn trong máu với các tài xế từ 0,01% - 0,08%.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) có thống kê về giới hạn nồng độ cồn với tài xế của 194 quốc gia, vùng lãnh thổ, cập nhật năm 2018. Trong đó, khoảng 20 nước (chiếm khoảng 10,5%) áp dụng mức giới hạn nồng độ cồn trong máu là 0% (cứ có cồn là bị phạt) như ở Việt Nam. Điều này có nghĩa các tài xế hoàn toàn không được phép sử dụng đồ uống có cồn khi lái xe.

Và có tới hơn 140 quốc gia, vùng lãnh thổ giới hạn lớn hơn 0 (không phải cứ có cồn là bị phạt). Như vậy, có khoảng 72% quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng "vùng xanh" khi xử lý nồng độ cồn.

Trong các nước này, mức quy định thấp nhất là nước Nga với mức 0,018%, sau đó là mức 0,02% (như Trung Quốc, Hà Lan (với tài xế sau 5 năm đầu tiên từ khi lấy bằng), Na Uy, Thụy Điển). Và cao hơn là mức 0,08% được áp dụng ở New Zealand, Mexico, Malaysia hay Singapore… Thậm chí, tại quần đảo Cayman, nồng độ cồn trong máu của tài xế khi tham gia điều khiển giao thông lên đến… 0,1%. Cũng theo đó, mức phổ biến nhất là 0,05%.

Tại Việt Nam, theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

Trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Nam thanh niên ở Hải Phòng lộ bí mật bất ngờ khi bị kiểm tra nồng độ cồn Nam thanh niên ở Hải Phòng lộ bí mật bất ngờ khi bị kiểm tra nồng độ cồn
Trốn đo nồng độ cồn, nam thanh niên ở Hải Phòng tông 2 CSGT bị thương Trốn đo nồng độ cồn, nam thanh niên ở Hải Phòng tông 2 CSGT bị thương
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Bình luận
Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Giấc mơ “an cư lạc nghiệp” của người thu nhập thấp ở Thủ đô đang dần hiện hữu

Giấc mơ “an cư lạc nghiệp” của người thu nhập thấp ở Thủ đô đang dần hiện hữu

Nhiều ý kiến cho rằng, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ là hành lang quan trọng để Hà Nội tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án nhà ở xã hội. Chính sách đặc thù, mang tính vượt trội trong phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà cho người thu nhập thấp là một trong những nội dung đáng chú ý theo Điều 29, Luật Thủ đô năm 2024.
Niềm vui bất ngờ của một vị khách ngoại quốc khi ở Hà Nội

Niềm vui bất ngờ của một vị khách ngoại quốc khi ở Hà Nội

Ngay sau khi tiếp nhận chiếc ví bị đánh rơi từ người dân nhặt được, Công an phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã nỗ lực tìm và liên hệ trả lại tài sản cho chủ sở hữu là một vị khách ngoại quốc.
AI trong báo chí: không thể nằm ngoài xu hướng nhưng cần có sự kiểm định của con người

AI trong báo chí: không thể nằm ngoài xu hướng nhưng cần có sự kiểm định của con người

Nhiều chuyên gia hàng đầu đã có những chia sẻ cởi mở về việc ứng dụng AI trong hoạt động báo chí tại Hội thảo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn thông minh" do Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức sáng 15/5.
Quận Hoàn Kiếm thông tin về thời gian phá dỡ toà nhà Hàm cá mập

Quận Hoàn Kiếm thông tin về thời gian phá dỡ toà nhà Hàm cá mập

Chiều 16/5, UBND quận Hoàn Kiếm thông tin về việc phá dỡ tòa nhà số 1-3-5 phố Đinh Tiên Hoàng (toà nhà Hàm cá mập).
Hà Nội thông qua danh mục 148 khu đất thí điểm xây dựng nhà ở thương mại

Hà Nội thông qua danh mục 148 khu đất thí điểm xây dựng nhà ở thương mại

Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP Hà Nội vừa thông qua danh mục 148 khu đất nằm trong kế hoạch thực hiện dự án nhà ở thí điểm theo Nghị quyết số 171/2024/QH15 của Quốc hội. Trong số đó, đáng chú ý có dự án Khu nhà ở Báo Kinh tế và Đô thị tại quận Nam Từ Liêm với tổng vốn đầu tư lên tới 378 tỷ đồng.
Hà Nội công bố quy hoạch mở rộng trạm biến áp 500kV Tây Hà Nội

Hà Nội công bố quy hoạch mở rộng trạm biến áp 500kV Tây Hà Nội

Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai chính thức công bố và bàn giao hồ sơ bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 mở rộng trạm biến áp 500kV Tây Hà Nội, phục vụ lắp đặt 6 ngăn lộ 220kV, một hạng mục then chốt nhằm nâng cao năng lực truyền tải điện cho khu vực Thủ đô.
Dự báo thời tiết 16/5: Bắc Bộ, Thanh Hóa mưa rào rải rác; Nam Bộ ngày nắng nóng

Dự báo thời tiết 16/5: Bắc Bộ, Thanh Hóa mưa rào rải rác; Nam Bộ ngày nắng nóng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 16/5.
Dự báo thời tiết 15/5: Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa, gió nhẹ; Tây Nguyên, Nam Bộ mưa rào

Dự báo thời tiết 15/5: Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa, gió nhẹ; Tây Nguyên, Nam Bộ mưa rào

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 15/5.
Dự báo thời tiết 14/5: Bắc Bộ ngày nắng, chiều tối có mưa; Tây Nguyên, Nam Bộ mưa rào

Dự báo thời tiết 14/5: Bắc Bộ ngày nắng, chiều tối có mưa; Tây Nguyên, Nam Bộ mưa rào

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 14/5.
Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn: hướng tới nguồn nhân lực chất lượng cao

Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn: hướng tới nguồn nhân lực chất lượng cao

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định số 1314/QĐ-BGDĐT về Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ.
Tạo đột phá trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Tạo đột phá trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, THCS dạy học 2 buổi mỗi ngày tùy theo điều kiện từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.
Đề xuất điều chỉnh phụ cấp cho giáo viên, người lao động tại các cơ sở giáo dục công lập

Đề xuất điều chỉnh phụ cấp cho giáo viên, người lao động tại các cơ sở giáo dục công lập

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân để lấy ý kiến đóng góp.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động