Thứ năm 23/01/2025 20:08

Cẩn trọng khi mua hoa quả bán rong

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, vẫn còn tình trạng bán hàng rong trái cây trên các tuyến phố, hàng hóa không kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ.  

Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng sử dụng hóa chất quá liều lượng, hóa chất cấm… không thuộc danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, bảo quản nhằm rút ngắn thời gian sản xuất, kéo dài thời gian sử dụng, tạo ra sản phẩm bắt mắt, tươi lâu, có nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Mặt khác, một số người tiêu dùng có thói quen dễ dãi trong mua sắm nên thường không chú trọng việc xem xuất xứ nguồn gốc hàng hóa nên vẫn mua sắm trái cây ở các hàng rong, các nơi không đủ điều kiện bảo quản theo quy định. Những tồn tại trên gây khó khăn trong kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm với trái cây.

can trong khi mua hoa qua ban rong

Còn theo ông Nguyễn Mậu Hải, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội cho rằng, đối với trái cây phải lấy mẫu kiểm nghiệm mới đánh giá chính xác được là có an toàn hay không?

Hiện tại, nhiều chất cấm nhằm thúc chín hoa quả hay bảo quản hoa quả được tươi lâu vẫn chưa có trong danh mục thuốc được phép sử dụng của Bộ nên có thể nói việc sử dụng các loại hóa chất này là bất hợp pháp.

Phần lớn các sản phẩm bán trên thị trường hiện nay là các ống thuốc rất bé bằng ngón tay út đựng hóa chất này. Đây là chất không gây ung thư được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào nhóm D. Hoạt chất ethephon có tên thương mại là Ethrel nhưng đây cũng không phải là tên chính thức.

Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, ethrel không phải là một chất “cực độc” hay “cực nguy hiểm” nhưng lại có những độc tính nhất định.

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy liều gây chết dùng qua đường ăn uống là LD50 > 2.000mg/kg. Nghĩa là với liều lượng ethrel 2.000mg/kg có thể tiêu diệt 50% các loài động vật thử nghiệm trong một thời gian nhất định (thường là 4 giờ). Ethrel có hại đối với da và mắt, rất dễ kích ứng làm đỏ mắt, xót mắt, ăn mòn da, gây sưng, đỏ da.

Hiện chất ethylen không được dùng với tư cách là phụ gia thực phẩm mà chỉ là loại thuốc bảo vệ thực vật. Theo một số nghiên cứu, hợp chất ethephone có thể dùng để dấm hoa quả chín đều trong 2 - 3 ngày với lượng thấp. Tuy nhiên, vì hám lợi và “đốt cháy giai đoạn” nên người bán hàng đã sử dụng hợp chất ethephon với hàm lượng cao.

Với nồng độ này, chất ethylen làm chín nhanh nhưng chưa thể bay hơi hết, vì thế sẽ tồn dư chất clorit gây độc cho người ăn.Ở giai đoạn đầu ngộ độc, con người sẽ bị kích thích thần kinh gây ra các triệu chứng như nhức đầu, cay mắt... Về lâu dài, chất clorit sẽ tích tụ gây nên các nguy cơ cho gan, thận.

Vì vậy, với trái cây, nhất là những loại trái vụ, thông thường đều sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản nên nguy cơ vượt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, theo kinh nghiệm, người tiêu dùng không nên ăn các loại trái cây trái vụ để tránh các nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xuân Thanh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động