Chủ nhật 02/02/2025 21:43
Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chế độ hỗ trợ cho các nghệ nhân là nền tảng quan trọng để phát triển du lịch văn hoá Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, Quốc hội khóa XV cuối tháng 3/2024, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho rằng, chế độ hỗ trợ cho các nghệ nhân là nền tảng quan trọng để phát triển du lịch văn hoá tại Thủ đô.
Chế độ hỗ trợ cho các nghệ nhân là nền tảng quan trọng để phát triển du lịch văn hoá tại Thủ đô
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương. Ảnh: Quốc hội

Theo đó, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga hoàn toàn tán đồng với các quan điểm phát triển văn hoá, thể thao và ưu tiên các nguồn lực cho bảo vệ, phát triển văn hoá và thể thao trên địa bàn Thủ đô trong dự thảo.

Nhất là việc HĐND TP Hà Nội quy định nội dung, mức hỗ trợ cao hơn mức quy định hoặc chưa có trong quy định của cơ quan Nhà nước cấp trên theo khả năng cân đối ngân sách thành phố đối với nhiều trường hợp được quy định cụ thể trong khoản 4 Điều 21. Trong đó có nghệ nhân, người thực hành di sản văn hoá phi vật thể, việc truyền dạy, thực hành và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, với gần 2.000 di sản văn hoá phi vật thể các loại hình đang hiện hữu, Hà Nội là nơi tập trung nhiều di sản văn hoá phi vật thể nhất cả nước. Và thành phố cũng có hàng trăm nghệ nhân được phong tặng danh hiệu nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân ưu tú.

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, hiện nay, chế độ đãi ngộ nói chung cho các nghệ nhân được phong tặng danh hiệu còn khá ít ỏi, mang tính chất động viên tinh thần là chính. Như thế, việc đãi ngộ xứng đáng sẽ động viên, khích lệ các nghệ nhân tiếp tục gìn giữ, bảo vệ, trao truyền, quảng bá và phát huy giá trị các di sản đang nắm giữ. Điều này góp phần quan trọng làm nên giá trị ngàn năm văn hiến của Thủ đô.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng có nhiều di sản văn hoá phi vật thể cần được ưu tiên bảo vệ khẩn cấp, đặc biệt là các di sản thuộc loại hình diễn xướng dân gian (như hát tuồng cổ, hát trống quân, hát ví, ca trù…).

“Đây là các di sản không được thực hành thường xuyên, những người nắm giữ di sản tuổi đã cao và hiếm đối tượng trao truyền, rất ít không gian và điều kiện để thực hành do môi trường sống có nhiều thay đổi. Bởi vậy, việc quan tâm đến chế độ hỗ trợ cho các nghệ nhân, người thực hành di sản văn hoá phi vật thể và việc truyền dạy, thực hành, phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể là vô cùng cần thiết, ý nghĩa và hiệu quả trong việc bảo vệ, phát triển văn hoá Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long – Hà Nội, cũng là nền tảng quan trọng để phát triển du lịch văn hoá tại Thủ đô” – đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cũng cho rằng, điểm a khoản 4 của Điều 21 dự thảo Luật quy định đối tượng được hưởng mức hỗ trợ cao hơn mức quy định hoặc chưa có trong quy định của cơ quan Nhà nước cấp trên là: “Người hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật” còn quá chung chung nên sẽ khó xác định.

“Ví dụ với những công chức hưởng lương từ ngân sách làm việc trong ngành văn hoá (Sở văn hoá, phòng văn hoá, công chức văn hoá xã/phường) có được coi là người hoạt động trong lĩnh vực văn hoá hay không. Hoặc những người hoạt động văn hoá nghệ thuật nhưng không có hành tích nổi trội, đóng góp cho sự phát triển của văn hoá, nghệ thuật Thủ đô cũng như của đất nước thì có được hưởng hỗ trợ không khi mà mức hỗ trợ đó chưa có trong quy định của cơ quan Nhà nước cấp trên” – bà Nga nêu vấn đề.

Từ đó, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị nên có quy định rõ ràng, cụ thể hơn về đối tượng này, hoặc bổ sung như sau: HĐND TP Hà Nội quy định cụ thể đối tượng hoạt động trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật được hưởng ưu đãi đặc thù.

Chế độ hỗ trợ cho các nghệ nhân là nền tảng quan trọng để phát triển du lịch văn hoá tại Thủ đô
Ảnh minh họa: N.T

Vấn đề thứ hai theo đại biểu Nguyễn Việt Nga, về các khu vực di tích và di sản được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, tại khoản 3 Điều 21, điểm g có nêu là “biệt thự cũ, công trình kiến trúc có giá trị”.

“Tôi thấy, biệt thự cũ và công trình kiến trúc có giá trị không phải là khu vực, không phải là di tích và cũng chưa phải là di sản văn hoá” – đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nói.

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Di sản văn hoá 2001, sửa đổi 2009 thì di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học bao gồm: di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Các biệt thự cũ, công trình kiến trúc có giá trị tại Thủ đô Hà Nội khá nhiều và có giá trị văn hoá khá đặc biệt, cần thiết để tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị.

“Tuy nhiên, để chặt chẽ và chính xác hơn, tôi đề nghị bổ sung cụm từ “và công trình kiến trúc” vào khoản 3 Điều 21 dự thảo Luật, là “Các khu vực, di tích di sản và công trình kiến trúc sau đây được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá” – theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga.

Ưu tiên phát triển đường sắt đô thị theo hướng giao thông công cộng
Quy định thẩm quyền đặc thù đảm bảo chủ động, linh hoạt
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): cần có khung tối đa của cơ quan chuyên môn
Duy Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
95 năm Ngày thành lập Đảng: Rạng rỡ Việt Nam

95 năm Ngày thành lập Đảng: Rạng rỡ Việt Nam

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "Rạng rỡ Việt Nam".
"Ý Đảng, lòng dân" hòa quyện làm một để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

"Ý Đảng, lòng dân" hòa quyện làm một để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Thực tiễn 95 năm qua đã chứng minh "ý Đảng, lòng dân" hòa quyện, thống nhất tạo nên sức mạnh vô địch, đưa đất nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Vai trò không thể thay thế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Vai trò không thể thay thế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Giáo sư, tiến sĩ Thành Hán Bình, Đại học Công nghiệp Chiết Giang, khẳng định trong công cuộc cải cách và xây dựng “kỷ nguyên mới” hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò tuyệt đối và không thể thay thế.
Phát huy tốt hơn nữa vai trò, vị thế để đưa Thủ đô phát triển

Phát huy tốt hơn nữa vai trò, vị thế để đưa Thủ đô phát triển

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ TP Hà Nội luôn đi đầu, chú trọng đổi mới, chủ động, sáng tạo trong triển khai nhiệm vụ nhằm xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao.
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội dâng hương kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội dâng hương kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi

Sáng 1/2/2025 (tức ngày mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi, Huyện ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Trì long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi mùa Xuân Kỷ Dậu (1789).
Khởi công cao tốc đầu tiên nối TP Hồ Chí Minh với Bình Dương, Bình Phước, Tây Nguyên

Khởi công cao tốc đầu tiên nối TP Hồ Chí Minh với Bình Dương, Bình Phước, Tây Nguyên

Sáng 1/2/2025 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương. Đây cũng là dự án có ý nghĩa quan trọng, chiến lược với vùng Tây Nguyên.
Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất không thu thuế nhà, đất ở

Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất không thu thuế nhà, đất ở

Theo Bộ Tài chính, người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cần có trách nhiệm đóng góp với Nhà nước. Điều này là hợp hiến và hợp pháp.
Dấu ấn lập pháp của Quốc hội năm 2024

Dấu ấn lập pháp của Quốc hội năm 2024

Với khối lượng công việc lớn, các kỳ họp Quốc hội trong năm 2024 được đánh giá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu những bước tiến lớn trong công tác lập pháp và giám sát của Quốc hội…
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động