Cơ chế COVAX thừa nhận sự thiếu hụt vaccine Covid-19
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCOVAX thừa nhận sự thiếu hụt vaccine Covid-19. |
Theo đó, mục tiêu ban đầu của COVAX là 2 tỷ liều vaccine trong năm nay tuy nhiên phải đến quý I-2022 thì COVAX mới đạt được mục tiêu này.
Trong ngày 8-9, COVAX đã hạ mục tiêu số lượng vaccine có thể tiếp cận được trong năm nay xuống chỉ khoảng 1,425 tỷ liều, trong đó có nguyên nhân Ấn Độ hạn chế xuất khẩu vaccine.
Viện Serum Ấn Độ - đơn vị sản xuất vaccine của AstraZeneca, là đơn vị cung ứng vaccine chủ lực cho COVAX. Tuy nhiên, Ấn Độ đã buộc phải hạn chế xuất khẩu vaccine để ứng phó với làn sóng dịch bệnh trong nước.
Bên cạnh đó, việc sản xuất vaccine của Johnson & Johnson cũng đang gặp vấn đề và sự chậm trễ nộp đơn xin cấp phép vaccine của Công ty Novavax (Mỹ) và Clover Biopharmaceuticals (Trung Quốc) cũng ảnh hưởng đến nguồn cung vaccine cho COVAX.
“Hiện khả năng của COVAX bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng do các lệnh cấm xuất khẩu, ưu tiên các thỏa thuận song phương của các nhà sản xuất và quốc gia, những thách thức liên tục phát sinh trong việc mở rộng sản xuất của một số nhà sản xuất chính và sự chậm trễ trong việc nộp đơn xin phê duyệt theo quy định", thông báo từ COVAX.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) - đơn vị chịu trách nhiệm hậu cần của COVAX, cho biết cho đến nay cơ chế này mới chỉ phân phối được khoảng 243 triệu liều vaccine cho 139 quốc gia nghèo trên thế giới. Tuy nhiên, phạm vi tiếp cận này đang được mở rộng.
Theo COVAX, mới chỉ có 20% số người dân ở các nước thu nhập thấp và trung bình được tiêm mũi đầu trong khi tỉ lệ này ở các nước giàu là 80%. COVAX kêu gọi các nước giàu hãy chia sẻ nhiều vaccine hơn.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại