Thứ năm 23/01/2025 22:30
Giải đáp pháp luật

Đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hỏi:

Xin quý báo cho biết việc đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài và trách nhiệm của Bộ ngoại giao được quy định như thế nào?

(Nguyễn An Bình, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Trả lời: Về câu hỏi của bạn, xin trả lời như sau:

Điều 53 (đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài) Luật Hộ tịch nêu:

1. Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Căn cứ quy định của Luật này, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn về thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch, việc cấp bản sao trích lục hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài tại Cơ quan đại diện.

Điều 56 Luật này nêu rõ, sau khi đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, Cơ quan đại diện có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản kèm bản sao trích lục hộ tịch về Bộ Ngoại giao để ghi vào Sổ hộ tịch và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

Về câu hỏi của bạn liên quan đến trách nhiệm của Bộ ngoại giao, Điều 67 quy định:

1. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý Nhà nước về hộ tịch tại Cơ quan đại diện và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Quy định, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra công tác đăng ký và quản lý hộ tịch tại các Cơ quan đại diện;

b) Tổ chức việc bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho viên chức ngoại giao, lãnh sự;

c) Lập Sổ hộ tịch để quản lý thông tin hộ tịch của công dân Việt Nam đã đăng ký tại Cơ quan đại diện;

d) Cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;

đ) Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch của Cơ quan đại diện gửi Bộ Tư pháp theo quy định của Chính phủ.

2. Cơ quan đại diện thực hiện quản lý Nhà nước về hộ tịch của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thực hiện việc đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về hộ tịch, pháp luật về lãnh sự và điều ước quốc tế liên quan;

b) Bố trí viên chức ngoại giao, lãnh sự thực hiện nhiệm vụ đăng ký và quản lý hộ tịch tại Cơ quan đại diện;

c) Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch và biểu mẫu hộ tịch theo quy định;

d) Quản lý, cập nhật và khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;

đ) Báo cáo Bộ Ngoại giao nội dung đăng ký hộ tịch để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch;

e) Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định;

g) Lưu giữ giấy tờ, đồ vật và chứng cứ khác liên quan đến đăng ký hộ tịch;

h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.

Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch có trách nhiệm giúp Cơ quan đại diện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các điểm a, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều này.

Điều 55. Lập Sổ hộ tịch tại Bộ Ngoại giao

Bộ Ngoại giao lập Sổ hộ tịch để ghi chép, cập nhật đầy đủ, quản lý thống nhất thông tin hộ tịch của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài đã đăng ký tại Cơ quan đại diện và làm căn cứ cấp bản sao trích lục hộ tịch.

Bảo An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động