Đánh giá lương tối thiểu vùng hiện tại để có điều chỉnh trong năm 2019
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCụ thể, trong Công văn, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị UBND các tỉnh, thành tổ chức nắm tình hình thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP trên địa bàn phụ trách. Lưu ý mặt được và chưa được, nguyên nhân và cách điều chỉnh mức lương trong thang lương, bảng lương và mức lương trong hợp đồng lao động của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp. Đồng thời tổng hợp số liệu tình hình thực hiện mức lương tối thiểu vùng của các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý.
Trong trường hợp có đề xuất điều chỉnh vùng lương, Bộ LĐ-B&XH yêu cầu Sở LĐ-TB&XH tỉnh, thành phố phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành và chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp VN tại địa phương tổ chức trao đổi với Ban Quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất (nếu có), các hiệp hội nghề nghiệp, các cơ quan, tổ chức liên quan đóng trên địa bàn, trên cơ sơ đó tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, thành phố gửi Bộ LĐ-TB&XH.
Việc rà soát, đánh giá tình hình thực hiện mức lương tối thiểu vùng cần hoàn tất trước ngày 30-6 tới. Ảnh minh họa |
Theo Bộ LĐ-TB&XH, căn cứ trên tình hình thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2018, Bộ sẽ đề xuất với Chính phủ phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng và địa bàn áp dụng năm 2019.
Trước đó trong năm 2017, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã thống nhất mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 thêm 6,5% so với mức lương của năm 2017, tương đương từ 180.000 - 230.000 đồng tại 4 vùng lương. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã xem xét và ban hành Nghị định 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 01-01-2018 như sau: Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng; vùng II: 3.530.000 đồng/tháng; vùng III: 3.090.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng 180.000-230.000 đồng/tháng.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại