Chủ nhật 02/02/2025 20:09
Góp ý Dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội

Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn mới, tạo sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội. Xây dựng cơ chế để khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư vào sản xuất nông nghiệp...
day manh thuc hien phong trao chung suc xay dung nong thon moi
Anh Nguyễn Văn Tuấn trong một sự kiện trao quà tặng cho những học sinh chăm ngoan, học giỏi.

Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025 là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVI đã xây dựng dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội và tôi đồng tình cao. Tôi chỉ xin bổ sung vào dự thảo văn kiện ý kiến sau:

Về nhiệm vụ phát triển kinh tế: Trong báo cáo có đánh giá các kết quả về kinh tế tuy nhiên công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố còn chậm, công tác xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều thành tích nhưng đời sống của nhân dân khu vực nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều công trình được xây dựng thực hiện chương trình nông thôn mới hiệu quả sử dụng chưa cao…

Về phương hướng nhiệm kỳ tới, theo tôi, thành phố cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về xây dựng nông thôn mới, đổi mới phương thức, cách thức tiếp cận, phát huy vai trò chủ thể của người dân, để người dân tham gia bàn bạc dân chủ trong thực hiện phong trào.

Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn mới, tạo sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội. Xây dựng cơ chế để khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư vào sản xuất nông nghiệp;

Hiệu quả kinh tế từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đã rõ. Vấn đề đặt ra là việc chuyển đổi phải bảo đảm theo đúng quy hoạch, tránh tình trạng tự phát, phát triển ồ ạt ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm. Do đó, cần đẩy mạnh tăng cường chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Cùng với đó, tiếp tục xây dựng và phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa gắn với triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Việc thực hiện Chương trình OCOP sẽ góp phần thúc đẩy, phát huy sáng tạo cho các doanh nghiệp, HTX và người dân, đồng thời tạo điều kiện để các loại hình kinh tế ở khu vực nông thôn phát triển, nhất là các HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bởi đây là cơ hội tốt đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, từ sản xuất, chế biến, phát triển thị trường đến tiêu thụ sản phẩm, với những hàng hóa chất lượng.

Đảng viên Nguyễn Văn Tuấn, phường Xuân Khanh, TX. Sơn Tây, Hà Nội

Đỗ Phương (ghi)
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động