Đề xuất chuẩn chương trình đào tạo đại học, thạc sĩ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Theo dự thảo, cấu trúc chương trình đào tạo trình độ đại học, chuyên sâu đặc thù gồm nội dung giáo dục đại cương và nội dung giáo dục chuyên nghiệp. Nội dung giáo dục chuyên nghiệp bao gồm: nội dung cơ sở ngành, nội dung ngành chính, nội dung ngành phụ, nội dung nghiệp vụ sư phạm (đối với chương trình đào tạo giáo viên), nội dung bổ trợ và khóa luận tốt nghiệp (nếu có). Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định tỷ lệ số tín chỉ tự chọn trong nội dung ngành chính, nội dung ngành phụ hoặc kiến thức bổ trợ của chương trình đào tạo.
Cấu trúc chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ gồm nội dung học tập về chuyên ngành và hướng chuyên sâu để phát triển và áp dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực nghề nghiệp của người học.
Cấu trúc chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ gồm nội dung học tập về chuyên ngành và hướng chuyên sâu để phát triển khoa học, công nghệ thông qua suy luận khoa học và nghiên cứu trong lĩnh vực nghề nghiệp của người học.
Dự thảo quy định rõ về quy trình thẩm định và ban hành chương trình đào tạo. Theo đó, Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo (gọi là Hội đồng thẩm định) theo đề nghị của Hội đồng khoa học và đào tạo. Tiêu chuẩn và cơ cấu Hội đồng thẩm định được quy định như sau:
Hội đồng thẩm định có ít nhất 5 thành viên là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đúng ngành, chuyên ngành đào tạo với chương trình cần thẩm định; trong đó có ít nhất một người đại diện cho các đơn vị sử dụng lao động sau đào tạo; các thành viên Tổ soạn thảo không tham gia Hội đồng thẩm định.
Hội đồng thẩm định căn cứ vào các quy định của quy chế đào tạo hiện hành đối với các trình độ tương ứng; các quy định hiện hành về chương trình đào tạo; yêu cầu của ngành, chuyên ngành đào tạo và mục tiêu, chuẩn đầu ra đã xác định để thẩm định chương trình.
Thủ trưởng cơ sở đào tạo ký quyết định ban hành chương trình đào tạo trên cơ sở đề nghị của Hội đồng khoa học và đào tạo; công bố công khai chương trình đào tạo, mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo thực hiện trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
Các nội dung công khai thông tin về chương trình đào tạo bao gồm: Thông tin hỗ trợ quyết định khóa học hoặc học phần, bao gồm thông tin về khóa học, điều kiện tuyển sinh, chuẩn đầu ra, địa điểm và thời gian khóa học, cơ chế đăng ký học tập và công nhận kết quả học tập, cơ chế chuyển đổi tín chỉ, lộ trình học tập, đánh giá, văn bằng, đạo đức học thuật, sở hữu trí tuệ, việc rút hoặc hủy đăng ký nhập học và điều kiện đăng ký thực hành, thực tập (nếu có); danh sách giảng viên tham gia giảng dạy học phần của chương trình đào tạo…
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại