Đề xuất tăng học phí cho cơ sở giáo dục đại học công lập
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênDự thảo này sẽ được áp dụng với tất cả các cơ sở giáo dục ĐH công lập (trừ các trường ĐH xuất sắc và hệ thống trường chính trị).
Cụ thể, sẽ có 2 mức học phí theo từng loại hình tự chủ tài chính là loại trường tự đảm bảo chi thường xuyên và trường chi đầu tư. Ngoài ra, trường sẽ có quyền quyết định mức thu học phí theo nguyên tắc bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý.
Đặc biệt, đối với lại trường trường tự đảm bảo chi thường xuyên sẽ phải áp dụng mức đóng học phú mới để phù hợp với đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động.
Mức học phí cụ thể áp dụng vào năm học 2020-2021 sẽ là 2,05 - 5,05 triệu đồng/sinh viên/tháng. Áp dụng theo tùy từng nhóm ngành đào tạo khác nhau.
Như vậy, nếu so với mức học phí khi chưa áp dụng dự thảo trên của Bộ GD&ĐT, các trường đại học đã tự chủ tài chính sẽ phải đóng cao gấp 2 đến 3,5 lần so với hiện nay (mức 980 nghìn – 1,43 triệu đồng/sinh viên/tháng).
Đối với trường đại học chưa tự chủ tài chính như hiện nay là gấp 2,8 đến 4,7 lần (mức 740 nghìn – 1,07 triệu đồng/sinh/tháng).
Đối với dự thảo mới này, nhiều ý kiến cho rằng đây sẽ là giải pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng đào tạo.
Thêm vào đó, việc tăng học phí sẽ giúp các trường có thể tăng quỹ học bổng cho sinh viên lên so với hiện tại. Chính vì thế sẽ giúp rất nhiều cho những sinh viên học giỏi, khó khăn không có điều kiện sẽ có đủ khả năng theo học bất chấp học phí tăng.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại