Thứ năm 17/04/2025 21:31

Cho ý kiến lần đầu về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vào Kỳ họp thứ 6

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 10/4, tại Phiên họp thứ 22, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Trong đó, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 6.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long báo cáo tại phiên họp
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long báo cáo tại phiên họp

Trình bày Tờ trình của Chính phủ trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, năm 2022, Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 16/24 dự án, dự thảo (12 luật, 4 nghị quyết); cho ý kiến 8/24 dự án luật.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Chính phủ đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 với 13 dự án. Cụ thể, tại kỳ họp thứ năm (dự kiến diễn ra trong tháng 5/2023), bổ sung trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo quy trình 1 kỳ họp đối với 2 dự án gồm:

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân và Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, trình Quốc hội cho ý kiến đối với 6 Dự án: Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Đường bộ; Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi).

Tại Kỳ họp thứ 6 (dự kiến diễn ra trong tháng 10/2023), Chính phủ đề nghị bổ sung trình Quốc hội thông qua 6 dự án, là các dự án đang được đề nghị bổ sung vào chương trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 nêu trên. Đồng thời, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo quy trình 1 kỳ họp đối với 2 Dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Cũng tại Kỳ họp thứ 6, Chính phủ dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến đối với 3 Dự án: Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản và Luật Thủ đô (sửa đổi).

Chính phủ đề nghị bổ sung vào Chương trình năm 2024 đối với 14 dự án. Theo đó, tại Kỳ họp thứ 7, trình Quốc hội thông qua 5 Dự án Luật, là các dự án Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, trong đó có Luật Thủ đô (sửa đổi). Trình Quốc hội cho ý kiến 7 dự án, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Công chứng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Địa chất và Khoáng sản; Luật Phòng không Nhân dân.

Tại Kỳ họp thứ 8, Chính phủ trình Quốc hội thông qua 7 dự án, là các dự án được cho ý kiến tại kỳ họp thứ bảy; trình Quốc hội cho ý kiến 2 dự án: Luật Dân số (sửa đổi) và Luật Việc làm (sửa đổi).

Tại phiên họp, Tòa án nhân dân Tối cao đã có ý kiến đề nghị xây dựng các dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Pháp lệnh chi phí tố tụng; Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Đoàn TP Hà Nội) đề nghị xây dựng Luật Bản dạng giới để bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và năm 2024.

Báo cáo thẩm tra tờ trình của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực các Ủy ban thẩm tra nội dung nhất trí với đề nghị bổ sung 3 dự án: Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Thủ đô (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 và thông qua tại Kỳ họp thứ bảy. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ và dự án Luật Đấu giá tài sản, đề nghị đưa vào chương trình nhưng lùi tiến độ một kỳ họp so với đề nghị của Chính phủ.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng nêu rõ, sau khi điều chỉnh, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội dự kiến sẽ thông qua 7 dự án luật, 2 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến 9 dự án luật; tại Kỳ họp thứ 6 sẽ thông qua 9 dự án luật và cho ý kiến 6 dự án luật.

Nhấn mạnh số lượng các dự án đã được đề nghị đưa vào chương trình rất lớn, để bảo đảm chất lượng, thời gian, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, các cơ quan bảo đảm việc chuẩn bị tài liệu đầy đủ, đúng thời hạn theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, cần nâng cao tính chủ động, phát huy tinh thần trách nhiệm trong công tác xây dựng pháp luật. Bên cạnh đó, chú trọng đến tính nối tiếp, “gối đầu” trong trình tự giải quyết công việc, tránh để một kỳ họp có quá nhiều hay quá ít dự án luật được thông qua; khắc phục việc chậm, muộn báo cáo, dẫn đến kéo lùi tiến độ xây dựng pháp luật, ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội; hạn chế việc ban hành các nghị quyết sửa đổi quy định của pháp luật.

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền dự thảo chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)
Quy định các trường hợp thu hồi đất phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) tại phiên họp 21
TQ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 17/4, đoàn lãnh đạo Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm do Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Vũ Đăng Định làm trưởng đoàn đã đến dâng
“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

Chiều 16/04/2025, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Lào

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Lào

Sáng 17/4/2025, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp đồng chí Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nhân dịp Thủ tướng tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư tại Hà Nội, từ ngày 15 đến ngày 17/4/2025.
Khung chính sách toàn diện thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo

Khung chính sách toàn diện thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo

PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội cho biết, Luật Thủ đô 2024 và Nghị quyết số 57-NQ/TW đã mở ra một khung chính sách toàn diện để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo.
Bứt phá bằng chuyển đổi số

Bứt phá bằng chuyển đổi số

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các DN Nhà nước (DNNN) diễn ra mới đây, trên tinh thần chủ động, tiên phong, các DNNN khẳng định nỗ lực đưa chuyển đổi số toàn diện, từ đó tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số.
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.
Cận cảnh quy trình minh bạch thủ tục hành chính tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội

Cận cảnh quy trình minh bạch thủ tục hành chính tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội

Ngày 3/4, người dân đến làm thủ tục hành chính (TTHC) tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội (trụ sở chính tại quận Đống Đa) được hỗ trợ số hóa giấy tờ trực tuyến, tiếp nhận xử lý đầy đủ thủ tục hành chính của 3 cấp đã mang đến sự thuận tiện, hài lòng cho người dân.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động