Giá tiêu 15/8: Tiếp tục giảm mạnh tại các vùng trọng điểm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênGiá tiêu liên tục giảm |
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 71.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Tại Gia Lai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.
Tương tự, tại các tỉnh Đông Nam bộ, giá tiêu cũng quay đầu giảm 1.000 đồng/kg. Cụ thể, tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 721.500 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 72.500 đồng/kg. Tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 69.500 đồng/kg.
Như vậy, giá tiêu trong nước đã đồng loạt giảm ngay trong phiên đầu tuần. Mặc dù xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Trung Quốc đang ấm dần lên nhưng các chuyên gia dự báo giá tiêu chưa thể tăng trở lại trong ngắn hạn, thậm chí có thể tiếp tục giảm.
Trái với đà giảm của thị trường trong nước, giá tiêu đen và tiêu trắng của Việt Nam vẫn được Cộng đồng Hồ tiêu thế giới niêm yết ổn định trong cả tuần, không có sự thay đổi.
Cũng trong tuần qua, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam công bố số liệu xuất nhập khẩu tháng 7/2022 và 7 tháng đầu năm. So với tháng trước, lượng xuất khẩu giảm 23,1%, kim ngạch giảm 21,7%.
Thông tin trên lập tức ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường. Đáng chú ý thị trường Trung Quốc sau khi tăng mạnh trong tháng 6/2022 đã chững lại, khi tháng 7 chỉ hấp thụ 1.227 tấn.
Tính đến hết tháng 7/2022, Việt Nam xuất khẩu được 144.176 tấn hồ tiêu các loại, tiêu đen đạt 123.251 tấn, tiêu trắng đạt 20.925 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 647,4 triệu USD, tiêu đen đạt 523,1 triệu USD, tiêu trắng đạt 124,3 triệu USD.
So với cùng kỳ năm trước, lượng xuất khẩu giảm 20,8% tương đương 37.822 tấn (tiêu đen giảm 38.874 tấn, tiêu trắng tăng 1.052 tấn).
Xuất khẩu tiêu từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tuy đã tăng trở lại nhưng vẫn còn “bấp bênh”.
Chính phủ Trung Quốc hiện vẫn đang duy trì chính sách Zero Covid và áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát hàng hóa và phương tiện nhằm phòng, chống dịch tại các cửa khẩu biên giới.
Vì vậy, các hoạt động giao thương có nhiều hạn chế và vẫn chưa thể trở lại trạng thái bình thường. Điều đáng quan ngại là hiện nay phần lớn hồ tiêu của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn đi theo đường tiểu ngạch vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Các chuyên gia cho rằng, để xuất khẩu hồ tiêu bền vững vào thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp cần có chiến lược bài bản và sớm chuyển dần sang xuất khẩu chính ngạch.
Giá tiêu 12/7: Giá cả ổn định, giao dịch trầm lắng |
Giá tiêu 13/7: Thị trường u ám, giá tiêu nội địa đi ngang |
Giá tiêu 14/7: Dự báo sẽ tăng trở lại vào quý 3 |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại