Giá tiêu hôm nay 16/8: Bất ngờ thiết hụt nguồn cung thương lái lao đao tìm hàng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 71.000 đồng/kg. Tại Gia Lai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.000 đồng/kg. Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 721.500 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 72.500 đồng/kg. Tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 69.500 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước ổn định |
Như vậy, đà giảm giá tiêu đã chững lại sau 3 phiên giảm liên tiếp. Thị trường hồ tiêu trong nước tiếp tục ảm đạm sau nhiều phiên giảm liên tiếp. Trên thị trường xuất khẩu, xuất khẩu tiêu từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tuy đã tăng trở lại nhưng vẫn còn “bấp bênh”.
Chính phủ Trung Quốc hiện vẫn đang duy trì chính sách Zero Covid và áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát hàng hóa và phương tiện nhằm phòng, chống dịch tại các cửa khẩu biên giới.
Trong khi đó, lượng hàng xuất đi châu Âu và Mỹ tháng qua cũng giảm đáng kể, do lạm phát tăng cao khiến nhu cầu yếu đi nhiều. Kỳ vọng từ các tháng cuối năm lượng hàng xuất sang Trung Quốc tăng đột biến, cùng với lạm phát hạ nhiệt ở châu Âu, Mỹ giúp hồ tiêu có nhiều đơn hàng xuất khẩu để kéo giá tiêu cuối năm lên các mốc 80.000 - 90.000 đ/kg.
Hiện các thương lái Việt Nam đang lùng sục mua tiêu Campuchia, Indonesia và Brazil... phục vụ cho xuất khẩu do nguồn cung trong nước rất hạn chế. Ước tính trong năm 2022 Việt Nam sẽ nhập khẩu 40.000_50.000 tấn tiêu từ 3 nước Brazil, Campuchia và Indonesia, sang năm 2023 có thể cần nhập khẩu nhiều hơn từ 3 nước này... ước tính cần khoảng 60.000 - 70.000 tấn để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, do sản lượng trong nước giảm sút. Theo báo cáo, ước lượng sản lượng hạt tiêu Việt Nam năm 2022 chỉ đạt khoảng 162.000 - 175.000 tấn, giảm 10% - 15% so với năm trước đó.
Và theo dự báo sản lượng sang năm 2023 sẽ còn giảm tiếp do dịch bệnh và thời tiết không thuận lợi, khả năng chỉ đạt khoảng 140.000 tấn. Nguyên nhân do nhiều vườn tiêu tại các tỉnh trọng điểm đang bị nhiễm sâu bệnh và chết do canh tác sai phương pháp, bón phân, thuốc quá liều lượng, kích thích tăng năng suất. Đồng thời giá tiêu xuống thấp giai đoạn 2019-2020 nên người dân không chăm sóc dẫn tới vườn tiêu bị kiệt quệ và bị xóa sổ, chi phí vật tư đầu vào tăng cao (phân bón, thuốc, nhân công, xăng dầu...).
Giá tiêu 12/7: Giá cả ổn định, giao dịch trầm lắng |
Giá tiêu 13/7: Thị trường u ám, giá tiêu nội địa đi ngang |
Giá tiêu 14/7: Dự báo sẽ tăng trở lại vào quý 3 |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại