Thứ sáu 24/01/2025 03:50

Giành lại vỉa hè cho người đi bộ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Từ năm 2014 đến nay, Hà Nội đã 5 lần phát động chiến dịch “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”. Với 4 lần trước, chỉ sau một thời gian thực hiện, các kế hoạch trên đã nhanh chóng rơi vào cảnh “ném đá ao bèo”, “đầu voi đuôi chuột”. Tuy nhiên, ở chiến dịch lần thứ 5 này được kỳ vọng sẽ tạo diện mạo mới cho Thủ đô.
Lực lượng chức năng phường Bưởi, quận Tây Hồ nhắc nhở các hộ kinh doanh tại chợ Bưởi không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh. Ảnh: Vân Nhi
Lực lượng chức năng phường Bưởi, quận Tây Hồ nhắc nhở các hộ kinh doanh tại chợ Bưởi không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh. Ảnh: Vân Nhi

Rõ người, rõ trách nhiệm

Giành lại vỉa hè cho người đi bộ không phải là câu chuyện mới, mà đã nhiều lần được TP Hà Nội triển khai thực hiện trên diện rộng. Thế nhưng, thẳng thắn mà nói, tình trạng “đầu voi đuôi chuột”, thiếu mục tiêu cụ thể… đã khiến những kế hoạch trên lần lượt rơi vào quên lãng. Song, với những gì đã và đang diễn trong năm 2023, câu chuyện này đang nhận được rất nhiều kỳ vọng từ đông đảo người dân Thủ đô.

Nói như vậy là bởi, so với các kế hoạch trước, Kế hoạch 01 của Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội xây dựng, triển khai trong năm 2023 đã chỉ rõ thời gian, nhiệm vụ của từng giai đoạn để các lực lượng chức năng, chính quyền các địa phương tập trung thực hiện. Đặc biệt, so với các kế hoạch trước, kế hoạch “giành lại vỉa hè cho người đi bộ” năm nay đã quy được trách nhiệm cho từng cá nhân, tập thể nếu để xảy ra vi phạm kéo dài, không được xử lý kịp thời.

Cụ thể, tại Kế hoạch 01 của Ban Chỉ đạo 197 TP, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn - Trưởng ban Chỉ đạo 197 TP đã giao Công an TP hằng tháng tập hợp những tồn tại, hạn chế của các sở, ngành, Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã; phối hợp với Sở Nội vụ đề xuất hình thức xử lý đối với tập thể, cá nhân vi phạm (hạ thi đua, cắt thi đua), các hình thức xử lý theo quy định, báo cáo UBND TP.

Đồng thời kiến nghị Ban Thi đua - Khen thưởng TP không duyệt đề xuất các hình thức thi đua, khen thưởng đối với cá nhân, đơn vị có tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch (có công văn đôn đốc, nhắc nhở hoặc phiếu giao việc của Cơ quan Thường trực quá 2 lần/đợt; để tồn tại các điểm vi phạm trật tự ATGT, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường phức tạp, gây bức xúc dư luận, báo chí, người dân phản ánh…).

Nhờ đó, đến thời điểm này, tình hình trật tự ATGT, trật tự đô thị trên địa bàn TP, nhất là tại 12 quận nội thành đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tình trạng chiếm dụng lòng đường, hè phố để kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện đã từng bước được giảm dần. Việc sắp xếp phương tiện đã cơ bản gọn gàng đúng quy định. Các bục bệ, mái che, mái vảy vi phạm hành lang giao thông, gây mất mỹ quan đô thị đã được người dân và lực lượng chức năng phá dỡ. Trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường được đảm bảo, tạo nên bộ mặt đô thị văn minh, được người dân, dư luận đánh giá cao.

Phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy xử lý các trường hợp lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh.Ảnh: Công Trình
Phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy xử lý các trường hợp lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh. Ảnh: Công Trình

Đã xác định được điểm nghẽn

Theo KTS Phạm Thanh Tùng, Hà Nội đang quyết liệt lập lại trật tự vỉa hè. Đây là điều rất cần thiết và cũng không phải biện pháp mới. Bởi vì, đã có biết bao lần chính quyền đô thị ra tay làm sạch vỉa hè. Cũng tuyên truyền, nhắc nhở, cảnh cáo, phạt, rồi rầm rộ tháo dỡ hàng quán lấn chiếm với sự tham gia của thanh tra xây dựng, dân phòng, cảnh sát khu vực, tổ trưởng dân phố, đại diện chính quyền địa bàn… nhưng dọn dẹp vừa xong thì hôm sau đâu lại vào đấy, lại “vẫn y nguyên” tình trạng lấn chiếm cũ? Đây là điều cần suy nghĩ.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực đô thị, sở dĩ chiến dịch “giành lại vỉa hè cho người đi bộ” năm nay nhận được nhiều kỳ vọng của Nhân dân ngoài sự quyết liệt của chính quyền các địa phương, còn đến từ việc Hà Nội đã giải quyết được nút thắt của những năm trước. Đó là việc đảm bảo sinh kế của những người dân - những người thu nhập chính dựa vào việc buôn bán trên vỉa hè.

Còn nhớ, tại cuộc họp của Thường trực Thành ủy với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã nhấn mạnh: "Lòng đường, vỉa hè thực tế gắn với sinh kế của người dân, phần nào đó là kinh tế đô thị. Cho nên, nguyên nhân sâu xa và lớn nhất của những khó khăn, bất cập hiện nay là thiếu quy hoạch. Từ thiếu quy hoạch dẫn đến thiếu công khai, minh bạch... Nên tôi đề nghị phải suy nghĩ các giải pháp căn cơ, bài bản, không làm theo kiểu bắt cóc bỏ đĩa”.

Từ đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị phải lập quy hoạch thiết kế đô thị để quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường từng tuyến phố, tuyến đường, có tính tới các yếu tố thực tiễn trước mắt và lâu dài, phù hợp với đặc điểm của từng khu vực, từng địa bàn cụ thể như khu phố cổ, phố cũ và mới. Đồng thời, nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý của các nước phát triển như cho phép kinh doanh vỉa hè (có thể tính cả giải pháp cho thuê, thu phí theo giờ...), bố trí chỗ đỗ xe ở lòng đường tại những nơi phù hợp... Trên cơ sở đó, công bố công khai quy hoạch để lấy ý kiến người dân.

Theo PGS.TS Bùi Thị An - nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII, những biện pháp, phương án mà Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã chỉ ra là điều hoàn toàn chính xác nhưng không phải ai cũng dám nói đến. Bởi, vỉa hè hiện nay là nơi mưu sinh của hàng triệu người dân Thủ đô, nếu cứ đóng khung các quy định, cứng nhắc trong việc thực hiện mà không nghĩ đến cuộc sống của người dân thì cho dù 5 năm hay 10 năm nữa, thậm chí xa hơn thì câu chuyện giành lại vỉa hè cho người đi bộ mãi sẽ chỉ nằm trên giấy.

Từ năm 2014 đến nay, Hà Nội đã 5 lần phát động chiến dịch giành lại vỉa hè. Cụ thể, năm 2014, thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND của Chủ tịch UBND TP về “Năm trật tự và văn minh đô thị”.

Năm 2015, TP tiếp tục thực hiện “Năm trật tự văn minh đô thị” với kỳ vọng sẽ tạo ra những kết quả thiết thực hơn.

Năm 2017, Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội ban hành kế hoạch tăng cường kiểm tra, đôn đốc, xử lý vi phạm về trật tự ATGT, trật tự đô thị, trật tự công cộng, bao gồm các hành vi vi phạm tại lòng đường, hè phố và các điểm trông giữ phương tiện

Năm 2018, UBND TP Hà Nội ban hành quy định chi tiết về việc sử dụng tạm thời hè phố đối với đường đô thị trên địa bàn Hà Nội.

Đến năm 2023, Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội đã triển khai Kế hoạch 01 về việc tổng kiểm tra xử lý vi phạm trật tự, ATGT, trật tự công cộng trên địa bàn.

Hà Nội cần phải có một khảo sát toàn diện hoạt động vỉa hè trên mỗi đường phố, trước mắt tập trung vào các đường phố ở khu vực trung tâm, nơi có nhiều hoạt động thương mại, văn hóa và du lịch.

Các cơ quan chức năng cần dựa vào vị trí, chiều rộng của từng vỉa hè cụ thể để có phương án cần thiết, hữu hiệu giải quyết được bài toán lợi ích của người dân và lợi ích chung của cộng đồng. Nếu được như vậy, tôi tin, vỉa hè ở Hà Nội sẽ là không gian công cộng sạch đẹp, trật tự, ngăn nắp, sống động, thân thiện và an toàn dành cho người đi bộ và mọi hoạt động thường ngày của đô thị.

KTS Phạm Thanh Tùng

"Trả lại" vỉa hè tại Hà Nội: Sẽ ra quân quyết liệt, có chiều sâu
“Giành lại vỉa hè phong quang, sạch đẹp cho người đi bộ”
Công an phường Hoàng Liệt: Giành lại vỉa hè phong quang, sạch đẹp cho người đi bộ
Nhìn lại sau một tháng giành lại vỉa hè ở Hà Nội
Vân Nhi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hoàn Kiếm: “Xuân đầm ấm - Tết yêu thương” năm 2025

Hoàn Kiếm: “Xuân đầm ấm - Tết yêu thương” năm 2025

Ngày 22/1, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình tặng quà gia đình người có công, hộ cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ lòng sông, hồ ngày ông Công ông Táo

Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ lòng sông, hồ ngày ông Công ông Táo

Trong 2 ngày 21-22/1/2025, hơn 100 tình nguyện viên cùng người dân Hà Nội đã ra quân thực hiện chiến dịch “Kitchen God Day 2025 - Cứu dòng nước, Rước ông Táo”, nhằm tuyên truyền về ý nghĩa phong trào thả cá, bảo vệ môi trường lòng sông, hồ.
Tổng kết phong trào thanh thiếu nhi quận Hoàn Kiếm năm 2024

Tổng kết phong trào thanh thiếu nhi quận Hoàn Kiếm năm 2024

Sáng 21/1, Ban Thường vụ Quận đoàn - Thường trực Hội Liên hiệp thanh niên quận Hoàn Kiếm (TP hà Nội) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đoàn - Hội và phong trào Thanh thiếu nhi năm 2024; triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Hà Nội: huy động mọi nguồn lực, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị

Hà Nội: huy động mọi nguồn lực, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị

Ngày 23/1, Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 41-CT/TU về phát triển giao thông đường sắt đô thị trên địa bàn TP.
Hà Nội: tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông

Hà Nội: tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông

Từ ngày 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an TP Hà Nội đã triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông tại 58 nút giao trên toàn thành phố. Đây là một trong những biện pháp tuyên truyền nhằm thực hiện hiệu quả Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời nâng cao ý thức tuân thủ luật giao thông trong cộng đồng.
Triệt để xử lý xe khách chạy “rùa bò” dịp giáp Tết

Triệt để xử lý xe khách chạy “rùa bò” dịp giáp Tết

Tại khu vực đường Giải Phóng, gần Bến xe Giáp Bát, Bến xe Nước Ngầm, một số lái xe xuất bến thường cố tình chạy chậm đón khách và theo chiều ngược lại…
Dự báo thời tiết 23/1: miền Bắc trời rét, có mưa nhỏ; mưa dông trên vùng biển

Dự báo thời tiết 23/1: miền Bắc trời rét, có mưa nhỏ; mưa dông trên vùng biển

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 23/1.
Dự báo thời tiết 22/1: Bắc Bộ trời rét về đêm và sáng sớm; Trung Bộ, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết 22/1: Bắc Bộ trời rét về đêm và sáng sớm; Trung Bộ, Nam Bộ ngày nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 22/1.
Dự báo thời tiết 21/1: ngày nắng ở cả ba miền; gió mạnh trên vùng biển

Dự báo thời tiết 21/1: ngày nắng ở cả ba miền; gió mạnh trên vùng biển

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 21/1.
Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Sau gần hai tháng khai trương sản phẩm du lịch “Tuyến tàu điện số 6” tại Đảo Ngọc - Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) đã tạo sức hút tới người dân và du khách xa, gần. Một Hà Nội tái hiện thời bao cấp trở thành điểm du lịch độc đáo kết nối cộng đồng. Đồng hành trong hành trình ý nghĩa là tấm gương điển hình Đào Lan Phương - nữ cán bộ tư pháp hộ tịch phường Trúc Bạch với những đóng góp tích cực, hiệu quả.
Trường THCS & THPT Hồng Hà: Gần 30 năm dựng xây nền giáo dục tiên phong

Trường THCS & THPT Hồng Hà: Gần 30 năm dựng xây nền giáo dục tiên phong

Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Trường THCS & THPT Hồng Hà đã khẳng định được vị thế của một ngôi trường tiêu biểu, dẫn đầu trong công tác đào tạo chất lượng giáo dục. Song hành cùng việc nâng cao chất lượng giảng dạy, những thành tựu nổi bật của trong các lĩnh vực học thuật và công tác từ thiện cũng nhận được sự quan tâm, chú trọng từ Ban lãnh đạo nhà trường, thể hiện rõ cam kết đối với sự phát triển toàn diện của học sinh và cộng đồng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động