Chủ nhật 27/07/2025 14:14

Hà Nội đặt mục tiêu doanh thu từ công nghiệp văn hóa chiếm khoảng 8% GRDP

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của ngành công nghiệp văn hóa đối với sự phát triển bền vững của Thủ đô trong giai đoạn tới.
Hà Nội đặt mục tiêu doanh thu từ công nghiệp văn hóa chiếm khoảng 8% GRDP
Múa rồng truyền thống trên phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ TP Hà Nội ban hành 2 Nghị quyết chuyên đề gồm: Nghị quyết 09-NQ/TU về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045" và Nghị quyết số 04-NQ/TU về "Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những năm tiếp theo".

Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của ngành công nghiệp văn hóa đối với sự phát triển bền vững của Thủ đô trong giai đoạn tới. Nghị quyết đặt ra mục tiêu là tạo bước phát triển toàn diện ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường, bảo đảm phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ, tỷ trọng, giá trị gia tăng cao; hoạt động có tính chuyên nghiệp với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Cùng với đó là dịch vụ, sản phẩm văn hóa đa dạng, có chất lượng, có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ của người dân trong nước, thúc đẩy phát triển du lịch và xuất khẩu.

Nghị quyết đặt ra mục tiêu đến năm 2025, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; hoàn thành rà soát, tích hợp quy hoạch phát triển công nghiệp văn hóa vào Quy hoạch Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050; cải thiện hạ tầng tương đối đồng bộ, hiện đại, ưu tiên bố trí quỹ đất theo quy hoạch phân khu 2 bên bờ sông Hồng để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Mục tiêu đến năm 2030, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Hà Nội nằm trong nhóm các TP có ngành công nghiệp văn hóa phát triển hàng đầu có thương hiệu, sản phẩm uy tín, khả năng cạnh tranh cao với các TP trong khu vực; là "Thành phố sáng tạo" có sức ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2030, phấn đấu doanh thu từ các ngành công nghiệp văn hóa tăng dần qua từng năm, đóng góp khoảng 8% GRDP của TP.

Để đạt được mục tiêu trên, Hà Nội xác định đổi mới tư duy, nhận thức về phát triển công nghiệp văn hóa là một quá trình thường xuyên, liên tục, lâu dài và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện trong quá trình phát triển. Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế mới, đòi hỏi phải có bước đi phù hợp, với cơ chế, chính sách đặc thù mang tính đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của TP.

Bên cạnh đó, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù của Thủ đô để phát huy sự sáng tạo dựa trên các nguồn lực công nghiệp văn hóa cho phát triển bền vững như: Chuyển đổi di sản công nghiệp, nhà, biệt thự cũ, di sản đô thị, di sản ký ức thành di sản văn hóa mới; phát triển nghề và sản phẩm nghề thủ công truyền thống... Có cơ chế, chính sách khuyến khích, xúc tiến đầu tư quảng bá các loại hình công nghiệp văn hóa. Chú trọng cơ chế bảo đảm phát huy hiệu lực, hiệu quả việc thực thi và khai thác quyền sở hữu trí tuệ đúng pháp luật.

Hà Nội cũng chú trọng phát triển thị trường công nghiệp văn hóa ở khu vực có tiềm năng, lợi thế như ở khu vực đô thị, làng nghề truyền thống, thông qua các chương trình đào tạo, hoặc liên kết với chuyên gia quốc tế để nâng cao năng lực sáng tạo, hướng đến thị trường quốc tế. Lựa chọn xây dựng các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao để quảng bá cho ngành công nghiệp văn hóa Hà Nội với cả nước và thế giới kết hợp với du lịch, các hoạt động thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Để thu hút và hỗ trợ đầu tư, TP đặt mục tiêu quy hoạch, bố trí quỹ đất, nguồn lực đầu tư của Nhà nước và ngoài Nhà nước cho các công trình, dự án phát triển văn hóa chất lượng cao, trong đó ưu tiên phát triển không gian công cộng, điểm du lịch văn hóa, vui chơi giải trí, nghệ thuật biểu diễn, kết hợp phố - không gian đi bộ, điểm mua sắm, mở rộng tạo không gian văn hóa dành cho cộng đồng. Triển khai quyết liệt một số dự án, đồ án quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, đồng thời với việc xây dựng một số công trình văn hóa mới, tạo thành các biểu tượng văn hóa mới cho Thủ đô và có tiềm năng phát triển công nghiệp văn hóa gắn với du lịch.

Bên cạnh đó, thực hiện các chính sách ưu đãi, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển các ngành công nghiệp văn hóa sẵn có lợi thế, tiềm năng như: Nghệ thuật biểu diễn, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, phần mềm và các trò chơi giải trí, du lịch văn hóa, ẩm thực… Phát triển mạng lưới DN văn hóa, trong đó hình thành một số tập đoàn lớn về công nghiệp văn hóa.

Kỳ cuối: Cần có cơ chế chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghiệp văn hóa
Quỳnh Hoa
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lý do Phương Mỹ Chi chỉ giành danh hiệu á quân 2 Sing! Asia

Lý do Phương Mỹ Chi chỉ giành danh hiệu á quân 2 Sing! Asia

Thua thí sinh nước chủ nhà Trung Quốc chỉ 0,8 điểm, đại diện Việt Nam tại cuộc thi Sing! Asia 2025 Phương Mỹ Chi chính thức giành danh hiệu á quân 2.
Nữ doanh nhân viết nên những câu chuyện tử tế

Nữ doanh nhân viết nên những câu chuyện tử tế

Vừa qua, Hãng truyền thông Topstar Entertainment đã long trọng tổ chức lễ chứng nhận danh vị “Hoa hậu Truyền thông Quốc gia - Miss National Media” cho doanh nhân Lê Thị Mai Anh.
Khi người nổi tiếng không biết “giữ mình”

Khi người nổi tiếng không biết “giữ mình”

Ngày 23/7, Công an TP Hồ Chí Minh triệt phá một đường dây tàng trữ, mua bán và sử dụng trái phép chất ma túy. Trong các đối tượng bị bắt giữ có nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Nguyễn Công Trí.
Câu chuyện cuộc sống: mẹ là nơi bình yên

Câu chuyện cuộc sống: mẹ là nơi bình yên

Hoàng đặt chuyến bay gấp để về nước khi biết mẹ Hiền bị cảm phải cấp cứu ở viện. 6 tiếng đồng hồ trên máy bay cũng là ngần ấy thời gian anh thấp thỏm trong lo lắng.
Giọng ca Opera Học viện Âm nhạc Quốc gia giành giải vàng quốc tế

Giọng ca Opera Học viện Âm nhạc Quốc gia giành giải vàng quốc tế

Mới đây, nữ sinh Nguyễn Thanh Chúc - sinh viên năm thứ 3 hệ trung cấp khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã xuất sắc giành cúp vàng tại Liên hoan nghệ thuật châu Á - Asia Artist Festival 2025, diễn ra tại Singapore, từ ngày 12 đến 19/7.
Hành trình 11 năm kiến tạo thương hiệu trang sức Việt của nữ doanh nhân trẻ Hồ Thị Hồng Phượng

Hành trình 11 năm kiến tạo thương hiệu trang sức Việt của nữ doanh nhân trẻ Hồ Thị Hồng Phượng

Từng có những ngày chỉ đủ ăn hai bữa cơm sinh viên đạm bạc, từng có những tháng chật vật xoay sở trong căn phòng trọ nhỏ hẹp giữa Sài Gòn, tính toán từng đồng để tiếp tục việc học. Nhưng Hồ Thị Hồng Phượng - người con của mảnh đất đại ngàn nắng gió chưa một lần bỏ giấc mơ của mình.
Triển lãm “Mùa thu độc lập và Khát vọng phồn vinh” dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Triển lãm “Mùa thu độc lập và Khát vọng phồn vinh” dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 2568/QĐ-BVHTTDL về Kế hoạch tổ chức Triển lãm tư liệu Kỷ niệm 80 năm Ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với chủ đề “Mùa thu độc lập và Khát vọng phồn vinh”.
Ý nghĩa Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7

Ý nghĩa Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7

Ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7 hàng năm là dịp để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tưởng nhớ, tri ân sâu sắc những anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng.
Luật Thủ đô 2024: quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa

Luật Thủ đô 2024: quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa

Tại kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (CNVH) trên địa bàn TP Hà Nội (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô 2024).

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động