Thứ ba 22/04/2025 05:56

Hà Nội: Hướng tới mục tiêu người dân ấm no, an sinh xã hội đảm bảo

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
15 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thủ đô Hà Nội đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, phấn đấu không ngừng, thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, khẳng định vị trí đầu tàu của cả nước. Vóc dáng, diện mạo Thủ đô ngày càng khang trang, hiện đại và to đẹp hơn. Hà Nội có nhiều bứt phá, phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước...
Phó Bí thư Thường trực Thànhn uỷ Nguyễn Thị Tuyến (ngoài cùng bên phải) tặng quà gia đình chính sách trong dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Ảnh: Minh Anh
Phó Bí thư Thường trực Thànhn ủy Nguyễn Thị Tuyến (ngoài cùng bên phải) tặng quà gia đình chính sách trong dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Ảnh: Minh Anh

Thu nhập bình quân đầu người gấp hơn 3,5 lần năm 2008

Nghị quyết 15 của Quốc hội khóa XII về "Điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan" ngày 29/5/2008 là một bước ngoặt quan trọng, đánh dấu một trang sử mới trên chặng đường xây dựng và phát triển Thủ đô. Đây là quyết sách tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển xứng tầm vị thế của Thủ đô, trái tim của đất nước.

Theo số liệu từ UBND TP Hà Nội, đến nay, đời sống Nhân dân ở các khu vực của Hà Nội đã cải thiện đáng kể so với thời điểm hợp nhất. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người toàn TP đạt 141,8 triệu đồng/người/năm, tương đương với 5.991 USD (tỷ giá hiện tại), gấp hơn 3,5 lần năm 2008 (1.697 USD). Đầu năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo toàn TP còn đến 8,43%. Đến đầu năm 2023, Hà Nội chỉ còn có 2.134 hộ nghèo, chiếm 0,095% tổng dân số; đặc biệt, 16 quận, huyện đã không còn hộ nghèo.

15 năm qua, nhiều thách thức khi dân số tăng nhanh, phát triển đô thị mất cân đối, hạ tầng kỹ thuật còn sự chênh lệch giữa các vùng miền, đại dịch Covid-19.., nhưng với nhiều quyết sách đúng đắn, sáng tạo, đặc biệt là với nhiều chính sách riêng, Hà Nội đã có những bước phát triển mạnh mẽ ở nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội…

Trong đại dịch Covid-19, Hà Nội đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp an sinh xã hội trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19. Các chính sách của Nhà nước đối với người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số… được thực hiện đúng, đủ và kịp thời. Ngoài ra, Hà Nội còn ban hành và thực hiện nhiều chính sách đặc thù, riêng có của Hà Nội về phúc lợi xã hội; chuẩn nghèo của Hà Nội luôn cao hơn chuẩn chung của cả nước.

Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều của Thủ đô năm 2022 giảm còn 0,095%. Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 92,9% dân số. Thực hiện hỗ trợ cho hơn 515 nghìn người, với tổng số tiền là 608,5 tỷ đồng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Các nhu cầu thiết yếu về điện, nước sạch, vệ sinh môi trường được đảm bảo; cảnh quan đô thị, diện tích cây xanh, công viên được cải thiện. Công tác dân tộc được quan tâm, kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số phát triển đồng bộ, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên rõ rệt; từ năm 2018 không còn xã, thôn trong diện đặc biệt khó khăn.

Hà Nội đã huy động nhiều nguồn lực tài chính phục vụ nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Hoàn thành xây dựng 10.000 nhà ở cho người có công, hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa 7.565 nhà ở cho hộ nghèo.

Luôn bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội đến người dân

Nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023), lãnh đạo TP đã đến tặng quà gia đình chính sách tại một số quận, huyện trên địa bàn; động viên, thăm hỏi các thương, bệnh binh Làng Hữu nghị Việt Nam và Trung tâm Điều dưỡng người có công số 2 và số 3 Hà Nội.

Làng Hữu nghị Việt Nam (Xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) là Trung tâm nuôi dưỡng, chữa trị cho các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin ở Việt Nam. Thành lập ngày 18/3/1998, trải qua 25 năm phát triển, Làng đã đón hơn 7.000 lượt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từ Thừa Thiên - Huế trở ra các tỉnh phía Bắc về điều dưỡng, chữa trị bệnh tật, phục hồi chức năng; đón 700 lượt trẻ em nhiễm chất độc da cam về chăm sóc, nuôi dưỡng, chữa trị bệnh tật, giáo dục và dạy nghề.

Tháng 7 năm nay, Hà Nội cũng đã Tổ chức dâng hương tại Tượng đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Bắc Sơn và các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn Thành phố. Đoàn đại biểu Hà Nội đã tổ chức Lễ thắp nến tri ân, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9, Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang liệt sĩ quốc tế Việt - Lào, Khu di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn, Khu tưởng niệm 10 cô gái thanh niên xung phong Ngã Ba Đồng Lộc; thăm và làm việc với các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An... tổng số quà gửi tới đối tượng người có công và thân nhân, các tập thể và cá nhân tiêu biểu trong dịp này là 121,2 nghìn suất quà với số tiền 193 tỷ đồng được trích từ nguồn ngân sách TP.

Đến nay, TP đã vận động ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được 22,9 tỷ đồng, tặng 1.254 sổ tiết kiệm tình nghĩa (mức thấp nhất là 3 triệu đồng/sổ); tu sửa nâng cấp 43 công trình ghi công liệt sĩ với kinh phí trên 42,5 tỷ đồng; 143 nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng, kinh phí trên 5,8 tỷ đồng.

Thực hiện Tháng hành động vì trẻ em năm 2023, toàn TP đã có hơn 320 nghìn lượt trẻ em được tặng quà, nhận học bổng, khám, chữa bệnh miễn phí… với tổng giá trị trên 25,2 tỷ đồng. Tháng hành động vì trẻ em năm 2022, TP có 213 nghìn lượt trẻ em được tặng quà… giá trị 17,3 tỷ đồng.

TP Hà Nội sẽ thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao phúc lợi xã hội hướng tới phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa thành thị và nông thôn. Thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân.

Thực hiện tốt các chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng xa trung tâm của Thủ đô. Triển khai có hiệu quả kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo chỉ đạo của Trung ương.

Từ dấu mốc 15 năm thực hiện Nghị quyết về mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội tiếp tục đặt ra một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn tiếp theo là phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân, mở rộng đối tượng thuộc diện thụ hưởng chính sách, chủ động bố trí nguồn lực và tăng tối đa khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội của người dân, nhất là y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở...

Khuyến khích các mô hình, sáng kiến trong cộng đồng xây dựng và củng cố mạng lưới an sinh xã hội phi chính thức. Quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội...

Chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính cấp huyện, xã sau khi sáp nhập
Hà Nội: Công nghiệp, thương mại chuyển dịch theo hướng tích cực
Tuyết Nhi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 17/4, đoàn lãnh đạo Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm do Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Vũ Đăng Định làm trưởng đoàn đã đến dâng
“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

Chiều 16/04/2025, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Đến năm 2030, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có ít nhất 1.200 km cao tốc

Đến năm 2030, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có ít nhất 1.200 km cao tốc

Chiều 21/4, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp đặc biệt về tình hình triển khai các dự án giao thông trọng điểm tại khu vực phía Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Hà Nội: xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ số hóa tài liệu

Hà Nội: xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ số hóa tài liệu

Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội phê duyệt đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ số hóa tài liệu tập trung của các cơ quan trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả; giảm 30% tiền thuê đất năm 2024... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 12 - 18/4/2025.
Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Ngày 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động