Hà Nội tăng cường các giải pháp cải thiện, nâng cao Chỉ số Par Index
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo kết quả công bố Chỉ số Par index năm 2020, Chỉ số Par index của thành phố Hà Nội đạt 86.07 điểm, xếp thứ 8/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (giảm 6 bậc so với năm 2019). Mặc dù Chỉ số Par index năm 2020 có giá trị tuyệt đối tăng 1,43 điểm so với năm 2019.
Tuy nhiên, qua phân tích kết quả chỉ số, một số tiêu chí, tiêu chí thành phần còn thấp, bị trừ điểm liên quan đến việc thực hiện một số nhiệm vụ Chính phủ giao chưa hoàn thành; một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo Nghị quyết HĐND không đạt; việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính bị chậm muộn; thực hiện quy định về việc sử dụng kinh phí nguồn từ ngân sách Nhà nước chưa đúng quy định; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức có nơi, có chỗ còn vi phạm, bị xử lý kỷ luật...
Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ động, linh hoạt, đa dạng các hình thức thông tin, tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp dễ tiếp cận, dễ khai thác, dễ sử dụng và giám sát, đánh giá chất lượng phục vụ của các cơ quan hành chính. Ảnh minh hoạ |
Để tiếp tục cải thiện, nâng cao Chỉ số Par index của thành phố Hà Nội trong năm 2021 và các năm tiếp theo, các sở, ban, ngành thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn trên cơ sở báo cáo phân tích kết quả Chỉ số Par index năm 2020 của thành phố nghiên cứu, đề ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót.
Đối với những nội dung bị trừ điểm như: Nhiệm vụ Chính phủ giao chưa hoàn thành; việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức còn chưa được xử lý đúng hạn; giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính còn bị chậm muộn; chưa thực hiện kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Nhà nước về tài chính, ngân sách..., các cơ quan, đơn vị đề ra các giải pháp quyết liệt nhằm khắc phục ngay trong năm 2021.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính giai đoạn 2021- 2025 và năm 2021 trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, sử dụng các nền tảng kết nối, phần mềm trực tuyến, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa, nhanh gọn cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính. Các cơ quan, đơn vị chủ động, linh hoạt, đa dạng các hình thức thông tin, tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp dễ tiếp cận, dễ khai thác, dễ sử dụng và giám sát, đánh giá chất lượng phục vụ của các cơ quan hành chính.
Đăng ký và triển khai thực hiện mô hình, ý tưởng, giải pháp mới trong công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng, trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong việc giải quyết thủ tục hành chính gắn với việc đánh giá, đo lường sự hài lòng cho người dân, tố chức, doanh nghiệp. Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, kiểm tra, tái kiểm tra việc khắc phục các tồn tại, hạn chế, thiếu sót trong quá trình tổ chức triển khai các nội dung cải cách hành chính.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại