Thứ năm 23/01/2025 11:02

Hà Nội thông qua chế độ đãi ngộ, hỗ trợ với các nghệ nhân, nghệ sỹ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 8/12, tại Kỳ họp thứ 10, HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết về chế độ đãi ngộ, hỗ trợ “Nghệ sỹ nhân dân”, “Nghệ sỹ ưu tú”; Nghệ nhân và Câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể TP Hà Nội”.
Chủ toạ điều hành nội dung tại Kỳ họp
Chủ toạ điều hành nội dung tại Kỳ họp

Theo Nghị quyết được thông qua, phạm vi điều chỉnh gồm: Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể TP Hà Nội đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú (tính từ lần phong tặng thứ nhất năm 2015 và các lần phong tặng tiếp theo) hiện còn sống và thực hiện các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;

Các Câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể TP Hà Nội đảm bảo các điều kiện: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền TP Hà Nội cho phép thành lập theo các quy định hiện hành; là nơi Nghệ nhân và người tham gia thực hành, trình diễn, truyền dạy, bảo vệ, phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh vào danh sách (di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp; di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; di sản văn hóa phi vật thể thuộc danh mục có nguy cơ mai một cần bảo vệ khẩn cấp và di sản văn hóa phi vật thể ưu tiên bảo vệ trên địa bàn thành phố Hà Nội-trừ loại hình nghề thủ công truyền thống thuộc lĩnh vực Công Thương).

Người kế cận nắm giữ di sản tham gia thực hành góp phần bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thành phố Hà Nội.

Nghị quyết cũng quy định chế độ đãi ngộ, hỗ trợ một lần đối với Nghệ nhân Nhân dân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu là 40 triệu đồng; với Nghệ nhân Ưu tú được UBND TP phong tặng danh hiệu là 30 triệu đồng.

Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội Đỗ Đình Hồng trình bày Tờ trình tại Kỳ họp
Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội Đỗ Đình Hồng trình bày Tờ trình tại Kỳ họp

Về chế độ hỗ trợ đối với Câu lạc bộ tiêu biểu, cụ thể: Hỗ trợ lần đầu khi Câu lạc bộ được thành lập để mua sắm trang thiết bị, đạo cụ 50 triệu đồng/câu lạc bộ; hỗ trợ kinh phí hoạt động hàng năm cho các Câu lạc bộ tiêu biểu hoạt động thường xuyên, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn đạt hiệu quả 20 triệu đồng/câu lạc bộ/năm.

Chế độ hỗ trợ đối với nghệ nhân, người kế cận nắm giữ di sản tham gia thực hành, trình diễn, truyền dạy, bảo vệ, phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể ở mức 80 nghìn đồng/người/buổi thực hành, tập luyện; mức 200 nghìn đồng/người/buổi biểu diễn phục vụ quảng bá, giới thiệu giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể theo chương trình, kế hoạch của cấp có thẩm quyền.

Với nghệ nhân truyền dạy và người tham gia thực hành theo chương trình, kế hoạch của cấp có thẩm quyền tổ chức hỗ trợ mức 500 nghìn đồng/người/buổi Nghệ nhân Nhân dân truyền dạy; bồi dưỡng mức 300 nghìn đồng/người/buổi truyền dạy với Nghệ nhân Ưu tú.

Mức hỗ trợ tiền nước uống cho cả nhóm này có mức chung là 20 nghìn đồng/người/buổi.

Nghị quyết cũng quy định chế độ hỗ trợ đối với nghệ sỹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ sỹ nhân dân”, “Nghệ sỹ ưu tú”. Theo đó, đối tượng áp dụng gồm: Nghệ sỹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ sỹ nhân dân”, “Nghệ sỹ ưu tú” (do Hội đồng xét tặng “Nghệ sỹ nhân dân”, “Nghệ sỹ ưu tú” TP Hà Nội đề xuất và được Chủ tịch nước phong tặng).

Mức chi hỗ trợ một lần đối với “Nghệ sỹ nhân dân” là 20 triệu đồng/người; Đối với “Nghệ sỹ ưu tú” mức hỗ trợ này là 15 triệu đồng/người.

Kinh phí thực hiện Nghị quyết này do Ngân sách cấp TP đảm bảo. HĐND TP giao cho UBND TP tổ chức thực hiện, giao Thường trực và các Ban HĐND TP, tổ ĐB HĐND TP và các ĐB HĐND TP giám sát thực hiện.

Các ĐB HĐND TP bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết tại Kỳ họp
Các ĐB HĐND TP bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết tại Kỳ họp

Trước đó, trình bày Tờ trình, Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết: TP Hà Nội là đơn vị có số lượng Nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng các danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân và Nghệ nhân Ưu tú nhiều nhất cả nước. Sau 3 đợt phong tặng (năm 2015, năm 2019 và 2022), TP có 131 nghệ nhân với 18 Nghệ nhân Nhân dân và 113 Nghệ nhân Ưu tú. Các nghệ nhân là người nòng cốt, sinh hoạt, tổ chức truyền dạy, quảng bá, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, hình thành các câu lạc bộ tại địa phương, được cộng đồng tôn vinh. Cộng đồng này đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ, trao truyền, quảng bá, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể TP Hà Nội.

Theo khảo sát, đánh giá, dự kiến đến năm 2030 trên địa bàn TP có thể kiện toàn và đưa vào hoạt động khoảng 50 - 60 Câu lạc bộ đạt đủ điều kiện được quy định tại Nghị định 45 và các tiêu chí về Câu lạc bộ tiêu biểu.

Bên cạnh đó, Hà Nội hiện có gần 200 nghệ sỹ, diễn viên được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ sỹ nhân dân”, “Nghệ sỹ ưu tú”. Năm 2021, Hội đồng xét chọn TP Hà Nội thống nhất đề nghị Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng đối với 44 nghệ sỹ, trong đó có 10 cá nhân đề nghị danh hiệu “Nghệ sỹ nhân dân” và 28 cá nhân đề nghị phong tặng “Nghệ sỹ ưu tú”.

Đây là những nghệ sỹ tài năng, có nhiều thành tích, cống hiến cho nghệ thuật Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, đời sống vật chất hiện nay của phần lớn nghệ sỹ, diễn viên Thủ đô còn gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, việc ban hành Nghị quyết hỗ trợ với nghệ sỹ là cần thiết nhằm động viên, khuyến khích kịp thời họ yên tâm công tác, nỗ lực hơn nữa trong sáng tạo nghệ thuật, để họ cống hiến lâu dài cho sự nghiệp phát triển văn hóa, nghệ thuật và phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.

Báo cáo thẩm tra về Tờ trình của UBND TP, Trưởng Ban Văn hóa Xã hội HĐND TP Nguyễn Thanh Bình nhận định: Hồ sơ UBND TP trình HĐND TP đảm bảo theo quy định, đã thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việc UBND TP trình HĐND TP quyết định các nội dung, mức chi chế độ đãi ngộ, hỗ trợ là phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật ngân sách nhà nước năm 2015, các nghị định của Chính phủ và thông tư, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.

Hà Nội: Ứng dụng công nghệ vào bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông
Hà Nội: Bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống
Hà Nội sẽ phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến
Thịnh An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 292-KH/TU về triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo Kết luận làm việc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Tạo đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Tạo đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Ngày 20/1, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (T.Ư MTTQ) Việt Nam lần thứ hai, khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng

Sáng 20/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng các khóa nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang 95 năm xây dựng, trưởng thành của Đảng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Sáng 22/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 21/1, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đã trình bày Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Ngày 21/1, phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, sau nửa ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP đã hoàn thành toàn bộ nội dung và chương trình đề ra.
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động