Thứ năm 23/01/2025 11:02

HĐND TP Hà Nội xem xét phê duyệt chủ trương, điều chỉnh chủ trương đầu tư công

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 10/3, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, các đại biểu HĐND TP xem xét để thông qua phê duyệt chủ trương, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của TP Hà Nội.
Giám đốc Sở KH-ĐT Lê Anh Quân trình bày Tờ trình của UBND TP Hà Nội tại Kỳ họp chuyên đề của HĐND TP
Giám đốc Sở KH-ĐT Lê Anh Quân trình bày Tờ trình của UBND TP Hà Nội tại Kỳ họp chuyên đề của HĐND TP.

Theo Tờ trình của UBND TP do Giám đốc Sở KH-ĐT Lê Anh Quân trình bày, sau khi xem xét, UBND TP trình HĐND TP xem xét, phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với một số dự án đầu tư công.

Tổng số dự án trình phê duyệt chủ trương đầu tư 21 dự án (2 dự án nhóm A, 13 dự án nhóm B, 6 dự án nhóm C) với tổng mức đầu tư dự kiến 14.604,503 tỷ đồng của 6 lĩnh vực. Trong đó, có 20 dự án (2 dự án nhóm A, 13 dự án nhóm B, 5 dự án nhóm C) sử dụng ngân sách cấp TP với Tổng mức đầu tư là 14.535,171 tỷ đồng với nhu cầu kế hoạch vốn trung hạn 5 năm 2021 - 2025 là 7.363,2 tỷ đồng.

Một dự án nhóm C sử dụng ngân sách quận Nam Từ Liêm với tổng mức đầu tư là 69,3 tỷ đồng, đã được cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 của cấp huyện với số vốn kế hoạch trung hạn 5 năm 2021 - 2025 là 69,3 tỷ đồng.

Về phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, tổng số dự án trình phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư 4 dự án nhóm B thuộc lĩnh vực giao thông, điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến điều chỉnh là 1.274,177 tỷ đồng. Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 đã được duyệt là 608,7 tỷ đồng, nhu cầu bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 là 115 tỷ đồng.

Quang cảnh Kỳ họp.
Quang cảnh Kỳ họp.

Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của Thành phố đã được HĐND Thành phố phê duyệt lần đầu tại Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 23/9/2022 và cập nhật, điều chỉnh tại các Nghị quyết số: 28/NQ-HĐND ngày 10/12/2021; 02/NQ-HĐND ngày 08/4/2022 về kế hoạch đầu tư 03 lĩnh vực: 07/NQ-HĐND ngày 20/5/2022; 21/NQ-HĐND ngày 12/9/2022; 37/NQ-HĐND ngày 10/12/2022. Đến nay, tổng nguồn kế hoạch đầu tư công trung hạn là: 364.678,301 tỷ đồng, trong đó cấp huyện là 85.837 tỷ đồng, cấp Thành phố là 278.841,301 tỷ đồng.

Để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, Nghị quyết Đại hội TP đề ra, UBND TP đang chỉ đạo rà soát nguồn lực, tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn để kịp thời có các giải pháp thúc đẩy triển khai và đảm bảo đủ nguồn lực đầu tư cho Kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm.

Đáng chú ý, trong lĩnh vực giao thông, dự kiến nguồn Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 là 148.110,555 tỷ đồng, gồm 132.810,555 tỷ đồng đã phân bổ chi tiết mức vốn cho các dự án; 15.300 tỷ đồng đã dự nguồn chi tiết cho 4 dự án, trong đó dự nguồn 1.700 tỷ đồng cho dự án xây dựng đường Vành đai 2,5 đoạn từ Nguyễn Trãi (Quốc lộ 6) đến Đầm Hồng.

Đề xuất phê duyệt chủ trương đầu tư cho 3 dự án (tổng mức đầu tư dự kiến 12.363,044 tỷ đồng), nhu cầu kế hoạch vốn trung hạn 5 năm 2021 - 2025 dự kiến 6.110 tỷ đồng.

Trong đó, 1 dự án nhóm A (đầu tư xây dựng đường Vành đai 2,5 đoạn từ Nguyễn Trãi (Quốc lộ 6) đến Đầm Hồng) thuộc danh mục các dự án dự kiến triển khai trong giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn vốn huy động 30.000 tỷ đồng và được dự nguồn chi tiết 1.700 tỷ đồng tại Báo cáo số 404/BC-UBND ngày 18/11/2022 của UBND TP và HĐND TP thông qua tại Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 10/12/2022. Đảm bảo trình HĐND tại kỳ họp tháng 3/2023.

1 dự án nhóm A (Xây dựng cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu TMĐT dự kiến là 8.298 tỷ đồng). Đây là dự án giao thông quan trọng, đầu tư để khớp nối, thông tuyến Vành đai 3,5 và nằm trong danh mục các dự án khởi công mới cần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư và bố trí vốn hằng năm theo tiến độ thực tế của dự án tại Nghị quyết 21/NQ-HĐND ngày 23/9/2021. Nhu cầu kế hoạch vốn trung hạn 5 năm 2021 - 2025 là 3.750 tỷ đồng.

1 dự án nhóm B (Xây dựng đường Vành đai 3,5 đoạn từ cầu Thượng Cát đến Quốc Lộ 32 - TMĐT dự kiến là 1.495 tỷ đồng). Đây là dự án giao thông quan trọng, đầu tư để khớp nối, thông tuyến Vành đai 3,5 và nằm trong danh mục các dự án khởi công mới cần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư và bố trí vốn hằng năm theo tiến độ thực tế của dự án tại Nghị quyết 21/NQ-HĐND ngày 23/9/2021. Nhu cầu kế hoạch vốn trung hạn 5 năm 2021 - 2025 là 660 tỷ đồng.

Kế hoạch vốn trung hạn của lĩnh vực giao thông không đảm bảo khả năng cân đối cho 2 dự án trên. Tuy nhiên, tại Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 10/12/2022, HĐND TP đã quyết nghị dự nguồn để triển khai 08 dự án trọng điểm với tổng mức đầu tư là 40.456,8 tỷ đồng (gồm: (1) Xây dựng trường Đại học Thủ Đô; (2) Hệ thống thu gom nước (lưu vực S1) về Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở; (3) Xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc; (4) Cải tạo, nâng cấp đường 70: đoạn Hà Đông - Văn Điển; (5) Cầu Tử Liên và đường từ cầu Tử Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; (6) Cầu Trần Hưng Đạo; (7) Xây dựng hệ thống thoát nước mưa lưu vực tả sông Nhuệ; (8) Xây dựng thoát nước quận Hà Đông thuộc lưu vực Hữu Nhuệ) và các dự án quan trọng khác của Thành phố (từ nguồn huy động 30.000 tỷ đồng) là 11.385 tỷ đồng.

Theo Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội, hiện nay, UBND TP đang chỉ đạo Sở KH&ĐT chủ trì phối hợp với các chủ đầu tư rà soát tiến độ triển khai các công trình trọng điểm của TP, nhu cầu vốn và khả năng triển khai của các dự án trong giai đoạn 2021 - 2025. Qua rà soát, nhu cầu kế hoạch vốn của 08 dự án nêu trên trong khoảng 6.961 tỷ đồng, số vốn còn lại có thể cân đối cho các dự án quan trọng khác của TP là 4.424 tỷ đồng.

Kỳ họp thứ 11 HĐND TP Hà Nội sẽ kiện toàn cán bộ thuộc thẩm quyền
Khai mạc Kỳ họp chuyên đề của HĐND TP Hà Nội
Thuỷ Tiên - Thanh Hải
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 292-KH/TU về triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo Kết luận làm việc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Tạo đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Tạo đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Ngày 20/1, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (T.Ư MTTQ) Việt Nam lần thứ hai, khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng

Sáng 20/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng các khóa nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang 95 năm xây dựng, trưởng thành của Đảng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Sáng 22/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 21/1, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đã trình bày Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Ngày 21/1, phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, sau nửa ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP đã hoàn thành toàn bộ nội dung và chương trình đề ra.
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động