Hơn 5 ngày không ghi nhận ca nhiễm, 81% bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCụ thể, trong tổng số 268 ca mắc có 160 người từ nước ngoài chiếm (59,7%); có 108 người lây nhiễm trong cộng đồng (chiếm 40,3%).
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 75.799, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 268; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 15.368; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 60.163.
Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, trong ngày hôm nay (21-4) có bệnh nhân 248 điều trị tại BV Dã chiến Củ Chi được công bố khỏi bệnh.
Bệnh nhân 248 là nam, 20 tuổi, quốc tịch Việt Nam, vào viện ngày 7-4. Trong quá trình điều trị tại đây, bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính với SARS-CoV-2.
Cụ thể: lần 1 vào ngày 13-4; lần 2 vào ngày 15-4; lần 3 vào ngày 19-4. Hiện tại bệnh nhân sức khỏe ổn định, không sốt, không ho, không khó thở, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.
Trường hợp trên sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.
|
Hiện số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 12 ca; Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 8 ca.
Sáng 21-4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương tổ chức họp báo trực tuyến, theo đó thông báo về diễn biến dịch bệnh Covid-19 ở khu vực, các biện pháp WHO ứng phó cũng như những tình huống mà các quốc gia sẽ phải đối mặt trong tương lai.
Theo ông Takeshi Kasai, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO bày tỏ sự quan ngại về tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại một số điểm nóng trong khu vực như Nhật Bản, Singapore; đồng thời đánh giá cao nỗ lực chống dịch của một số nước, trong đó có Việt Nam.
Ông Kasai cho rằng, các biện pháp phong tỏa đã chứng minh là có hiệu quả và người dân cần sẵn sàng thích nghi một lối sống mới để xã hội tiếp tục vận hành trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang được kiểm soát.
Ghi nhận những kết quả phòng dịch Covid-19 của Việt Nam, ông Kasai khuyến cáo: Việt Nam nên cẩn trọng xem xét bắt đầu tháo dỡ hạn chế như thế nào. Không nên là tất cả cùng lúc.
Việc nới lỏng, dỡ bỏ biện pháp giãn cách xã hội cần dựa trên các yếu tố như dữ liệu thực tế về dịch Covid-19, khả năng nhận thức của người dân về dịch bệnh, và khả năng đáp ứng của hệ thống y tế, cũng như khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại