Chủ nhật 20/04/2025 23:20
Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp:

Huy động sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động Công nghiệp quốc phòng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Công nghiệp quốc phòng (CNQP), an ninh (AN) là một bộ phận quan trọng của công nghiệp quốc gia và tiềm lực quốc phòng, an ninh. Đảng và Nhà nước có chính sách xây dựng CNQP, AN theo hướng lưỡng dụng, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia; phát huy nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội.
Huy động sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động Công nghiệp quốc phòng
Sản xuất sản phẩm quốc phòng tại Nhà máy Z115 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng).

Tăng cường và phát triển liên kết giữa CNQP, AN với công nghiệp dân sinh

Để làm được điều này, phải huy động tối đa thành tựu của nền công nghiệp quốc gia phục vụ CNQP, AN và cần được triển khai theo hai hướng. Hướng thứ nhất là lưỡng dụng trong các cơ sở CNQP nòng cốt, cơ sở CNAN để phát huy hiệu quả đầu tư thông qua việc sản xuất kinh tế phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và duy trì năng lực trong thời bình. Hướng thứ hai là lưỡng dụng trong công nghiệp dân sinh để huy động phục vụ CNQP, AN.

Bên cạnh đó, cần phải thay đổi, bổ sung thêm các chính sách, quy định để có các căn cứ thực hiện, hạn chế các bất cập:

Đối với các cơ sở CNQP nòng cốt thì hiện nay, chưa có chính sách khuyến khích phát triển CNQP theo hướng lưỡng dụng. Trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển CNQP, nội dung lưỡng dụng chưa được quan tâm đúng mức. Các dự án đầu tư mới cơ bản chỉ đáp ứng được yêu cầu sản xuất vũ khí, trang bị phục vụ quốc phòng, chưa có đánh giá, dự báo sâu sắc các yếu tố về khả năng sản xuất hoặc chuyển đổi để sản xuất phục vụ nhu cầu dân sinh. Điều này gây ra những hạn chế trong việc tận dụng năng lực đã được đầu tư của cơ sở CNQP để phát triển sản phẩm kinh tế phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các hoạt động CNQP vẫn khép kín trong Bộ Quốc phòng.

Thực tế, đặt hàng quốc phòng còn hạn chế nên việc sản xuất theo các đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng chỉ khai thác khoảng trên 30% công suất thiết kế. Do đó, phát sinh tình trạng dôi dư năng lực. Ngoài ra, do chưa có chính sách khuyến khích phát triển CNQP theo hướng lưỡng dụng nên khi nghiên cứu sản xuất hoặc nhập khẩu dây chuyền chưa tính đến khả năng chuyển đổi sản xuất, chưa phát huy hiệu quả sản xuất lưỡng dụng. Một số dây chuyền có thể tận dụng để sản xuất sản phẩm phục vụ dân sinh, tuy nhiên nhiều sản phẩm chưa theo kịp nhu cầu thị trường,mẫu mã chưa phù hợp thị hiếu.

Đối với các cơ sở CNAN thì các chính sách khuyến khích phát triển CNAN theo hướng lưỡng dụng chưa được cụ thể. Trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển CNAN, nội dung lưỡng dụng chưa được quan tâm đúng mức. Các dự án đầu tư mới cơ bản chỉ đáp ứng được yêu cầu sản xuất công cụ hỗ trợ, trang bị phục vụ an ninh. Điều này gây ra những hạn chế trong việc tận dụng năng lực đã được đầu tư của cơ sở CNAN để phát triển sản phẩm kinh tế phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiện nay trong điều kiện tình hình an ninh trật tự ổn định, Bộ Công an đặt hàng, giao kế hoạch cho các cơ sở CNAN khoảng hơn 40% công suất thiết kế. Do đó, phát sinh tình trạng dôi dư năng lực.

Đối với các cơ sở công nghiệp dân sinh: Phạm vi các lĩnh vực hoạt động của CNQP, CNAN mà công nghiệp dân sinh tham gia còn hạn chế, mới chỉ tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ bản, cung cấp vật tư, thiết bị. Những lĩnh vực công nghệ cao, có tính lưỡng dụng như luyện kim, hóa chất, điện tử, công nghệ thông tin, vật liệu, thì chưa được mở rộng để thu hút tham gia vào chuỗi sản xuất CNQP, CNAN.

Trong các dự án đầu tư của Nhà nước cho công nghiệp dân sinh, chưa xem xét, đánh giá nhu cầu của CNQP, AN khiến việc huy động công nghiệp dân sinh vào cung ứng các sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh chưa hiệu quả, đồng thời chưa thể đóng vai trò giúp CNQP, AN trở thành mũi nhọn tạo đột phá cho công nghiệp quốc gia như quan điểm của Đảng.

Chưa có chính sách đủ mạnh để thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển CNQP, AN theo hướng lưỡng dụng. Xu thế hiện nay cho thấy các doanh nghiệp của khu vực dân sinh đầu tư cho KHCN là tương đối lớn, đã mang lại nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao, lưỡng dụng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn của nền kinh tế quốc dân, có công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiệm cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật thế giới. Các thành phần kinh tế nêu trên cũng chưa thu hút được vào hoạt động CNQP, AN.

Điều kiện, thủ tục tham gia hoạt động CNQP theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã hết hiệu lực theo quy định của Luật Đầu tư, trong khi CNAN chưa có quy định về nội dung này; các lĩnh vực hoạt động CNQP, AN cần huy động nguồn lực từ công nghiệp dân sinh chưa được phổ biến, mở rộng để thu hút nguồn lực.

Tạo cơ sở pháp lý để huy động tối đa năng lực sản xuất, công nghệ của các thành phần kinh tế

Xây dựng cơ chế phát huy tối đa hiệu quả vốn đầu tư của các dây chuyền quốc phòng, an ninh trong phục vụ nhu cầu dân sinh; cơ chế ưu đãi, khuyến khích các cơ sở CNQP, cơ sở CNAN sản xuất sản phẩm kinh tế; Tạo cơ sở pháp lý để huy động tối đa năng lực sản xuất, công nghệ của các thành phần kinh tế công nghiệp dân sinh cho phát triển CNQP, AN lưỡng dụng.

Vì vậy, mục tiêu của chính sách CNQP, AN và ĐVCN chính là xây dựng các quy định, hành lang pháp lý để định hướng phát triển CNQP, AN có hàm lượng công nghệ lưỡng dụng cao, huy động sự tham gia của công nghiệp dân sinh trong hoạt động CNQP, AN

Theo đó, để giải quyết triệt để các tồn tại, bất cập và động viên, thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội đóng góp cho CNQP, AN và ĐVCN, cần quy định khái quát tại Luật CNQP, AN và ĐVCN: Các khái niệm về lưỡng dụng, công nghệ lưỡng dụng,...; quy định các nguyên tắc về việc phải đánh giá các tiêu chí lưỡng dụng trong xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng và phát triển CNQP, AN.

Xây dựng chính sách ưu đãi về vốn để doanh nghiệp CNQP, AN đầu tư cho chuyển đổi sản xuất hàng kinh tế trên cơ sở dây chuyền công nghệ hiện có. Ưu đãi về thuế, phí,... đối với các mặt hàng kinh tế được sản xuất trên các dây chuyền quốc phòng, an ninh. Phân công chuyên môn hóa các cơ sở CNQP một số lĩnh vực công nghệ đặc thù lưỡng dụng phục vụ dân sinh: Hóa nổ, đóng tàu, quang điện tử, vũ trụ, vệ tinh, không gian mạng, trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới...

Trong Luật cần giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đề xuất lĩnh vực, ngành nghề lưỡng dụng, Chính phủ phê duyệt để làm tiêu chí ưu tiên, định hướng chung cho các dự án đầu tư; quy định các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp vay vốn để đầu tư sản xuất, nghiên cứu phát triển sản phẩm, công nghệ lưỡng dụng; quy định các điều kiện nội địa hóa sản xuất, chuyển giao công nghệ lưỡng dụng đối với các hợp đồng nhập khẩu sản phẩm quốc phòng, an ninh.

Đối với các dự án đầu tư của Nhà nước cho công nghiệp dân sinh, có đánh giá hiệu quả đáp ứng cho CNQP, AN. Quy định trong Luật cho phép các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế của công nghiệp dân sinh tham gia hoạt động CNQP, AN, quy định phạm vi, lĩnh vực hoạt động CNQP, AN mà công nghiệp dân sinh tham gia; chính sách thu hút của Nhà nước đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (cả trong nước và ngoài nước) tham gia hoạt động CNQP, AN quy định điều kiện tham gia các hoạt động CNQP, AN.

Thực hiện được các mục tiêu trên sẽ phát huy được hiệu quả đầu tư cho các cơ sở CNQP nòng cốt, cơ sở CNAN do có đánh giá về tính lưỡng dụng, có xem xét các yếu tố về thị trường, có định hướng các ngành nghề, lĩnh vực lưỡng dụng; Các chính sách khuyến khích sản xuất hàng kinh tế trên các dây chuyền quốc phòng, an ninh giúp khai thác được công suất, nhân lực dôi dư của dây chuyền, nâng cao doanh thu cho các doanh nghiệp CNQPvà cơ sở CNAN. Giảm tải cho NSNN những chi phí để duy trì năng lực cho một số dây chuyền quốc phòng, an ninh.

Việc các dây chuyền CNQP tham gia sản xuất hàng kinh tế trong thời bình không chỉ giúp tận dụng hiệu quả vốn đầu tư mà còn giúp duy trì được năng lực sản xuất của dây chuyền quốc phòng trong thời bình, sẵn sàng sản xuất cho các tình huống thời chiến. Người dân và các doanh nghiệp được sống làm việc trong môi trường ổn định về xã hội, chính trị, an tâm lao động sản xuất, tạo sự tin tưởng trong toàn dân.

Các cơ sở CNAN tham gia sản xuất hàng kinh tế trong điều kiện tình hình an ninh trật tự bình thường, ổn định không chỉ giúp tận dụng hiệu quả vốn đầu tư mà còn giúp duy trì được năng lực sản xuất, góp phần đảm bảo cho các tình huống đột xuất, cấp bách, tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Khắc phục được những hạn chế, bất cập các Pháp lệnh CNQP, cập nhật được các văn bản luật liên quan, luật hóa các quy phạm dưới luật hiện hànhđể phù hợp với tình hình hiện nay.

Không đưa phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia lao động, dạy nghề ngoài trại giam
Phát triển công nghiệp quốc phòng thực sự trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia
Đăng Khôi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 17/4, đoàn lãnh đạo Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm do Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Vũ Đăng Định làm trưởng đoàn đã đến dâng
“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

Chiều 16/04/2025, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hà Nội: xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ số hóa tài liệu

Hà Nội: xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ số hóa tài liệu

Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội phê duyệt đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ số hóa tài liệu tập trung của các cơ quan trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả; giảm 30% tiền thuê đất năm 2024... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 12 - 18/4/2025.
Luật Thủ đô 2024: thúc đẩy phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô 2024: thúc đẩy phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, Luật Thủ đô 2024 không đơn thuần là một bộ khung pháp lý mà còn là lời khẳng định khát vọng phát triển toàn diện của Thủ đô ngàn năm văn hiến, đặc biệt trong ba trụ cột văn hóa, thao thể và du lịch.
Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Ngày 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động