Khái niệm về Quyết định hành chính và hành vi hành chính
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênVấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:
Khoản 1, 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính quy định khái niệm về Quyết định hành chính và hành vi hành chính như sau:
“Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.”
“Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật”.
Hướng dẫn tại Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao quy định:
“Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội dung của quyết định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà người khởi kiện cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (trừ những văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức bổ sung, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết, xử lý vụ việc cụ thể theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó), bao gồm:
a) Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính;
b) Quyết định hành chính được ban hành sau khi có quyết định khiếu nại và có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính được hướng dẫn tại điểm a khoản này.”
Theo các quy định, hướng dẫn nêu trên, Quyết định hành chính phải có các điều kiện sau:
- Phải là văn bản (quyết định, công văn, thông báo, kết luận...);
- Do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành;
- Quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính;
- Được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Trường hợp ở câu hỏi này là việc cấp GCNQSDĐ lần đầu có hình thức là một quyết định, thỏa mãn các điều kiện của Quyết định hành chính nên việc cấp GCNQSDĐ cũng là quyết định hành chính.
Phí Thị Thanh nga
Cán bộ Tòa án quân sự khu vực Thủ đô Hà Nội
(số 699 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội)

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại