Khởi đầu tích cực, nhưng đến giữa phiên lại chùng xuống
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Khởi đầu tích cực, nhưng đến giữa phiên lại chùng xuống |
Sàn HOSE bắt đầu khai cuộc trong sắc xanh, với hơn 200 mã dự kiến khớp tăng giá. Tuy nhiên đến thời điểm ATO, hay chỉ sau đó chưa đến 1 phút, đã nỏi lên khá nhiều sắc đỏ trong cả 3 nhóm vốn hóa lớn hay nhỏ. VN-Index cũng vì thế tăng trong chốc lát, nhưng ngay sau đó giật xuống dưới tham chiếu nửa điểm. Dù vậy số lượng cổ phiếu tăng giá trên sàn HOSE vẫn chiếm quá bán, nếu tính cả khởi đầu (trước ATO) thì có thể coi là khá tích cực.
VN-Index giảm sau ATO chưa đến 1 phút, nhưng sàn HOSE vẫn có hơn 50% số cổ phiếu tăng giá, đặc biệt là ở 2 dòng midcap và smallcap. Ở nhóm largecap, dù số cổ phiếu tăng giá chiếm quá bán, nhưng số giảm giá cũng không ít. Đặc biệt, mức tăng hay giảm giá ở cả 2 nhóm này cũng thấp, hầu hết dưới 1%. Tăng khá nhất chỉ có SHB, REE, PLX… còn phía giảm “sâu” nhất có BID, VRE hay BCM.
Ở góc độ nhóm ngành trên sàn HOSE, nhìn chung các nhóm lớn vẫn chiếm đa số sắc xanh, bao gồm cả ngân hàng, dầu khí, BĐS, xây dựng, bán lẻ, điện… Ở các nhóm nhỏ hơn, nổi bật nhất có nhựa & cao su, vật liệu xây dựng, bảo hiểm, hóa chất và nông dược…
Chỉ số HNX-Index sớm tăng khi giao dịch trước HOSE 15 phút, và giữ được sắc xanh qua ATO. Trên nhóm largecap sàn này, hầu như không có mã nào giảm giá, hầu hết đứng hoặc tăng giá, trong đó có mấy cái tên nổi trội như NTP hay IDC. Tuy vậy tổng số cổ phiếu tăng giá sàn này chỉ đạt gần 60 mã, nhiều hơn số giảm giá. Nói cách khác, hơn 200 mã còn lại trên sàn HNX đứng giá hoặc vẫn chưa có khớp lệnh.
Ngược lại HNX-Index, chỉ số UPCoM-Index lại sớm đỏ, dù VNZ chưa có “tham chiến”. trên nhóm largecap sàn này, điều luôn bất thường là số cổ phiếu tăng giá có vẻ nhiều hơn số giảm giá, trong đó tăng khá có SNZ, SIP, VGT, MSR, VGI… ở phía giảm giá, chỉ có vài nơi đáng chú ý như ACV, MCH, QNS… với mức giảm khá thấp. có lẽ chỉ số sàn UPCoM chịu ảnh hưởng từ nhóm midcap nhiều hơn.
Rổ VN30 sớm có diễn biến hết sức tích cực ngay đầu phiên. Trước khi khớp ATO, có thời điểm số cổ phiếu dự kiến tăng giá đạt con số 20 mã, trong khi chỉ 1 giảm giá là VCB. VJC là cổ phiếu tăng giá tốt nhất nhóm này, tiếp theo là MSN, GAS… và hàng loạt cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên đến thời điểm ATO, chỉ còn có chừng 12 mã tăng giá, trong khi số giảm giá tăng lên 6. VCB vẫn giảm 1%, nhưng có thêm 1 số mã cùng màu khác như VNM, BID, BCM… và đặc biệt nhất là VJC.
VCB dự kiến giảm 1% trước khi khớp ATO, và gần như mã ngân hàng duy nhất trên HOSE có khởi đầu hơi ảm đạm. Đến thời điểm ATO, VCB vẫn giảm 1%, nhưng sau đó có thêm BID, HDB, VIB… cùng giảm giá. Ở nhóm ngân hàng tăng giá trên sàn HOSE, dù nhiều hơn số giảm giá, nhưng mức tăng bình quân thấp, đa số dưới 1%, ngoại trừ SHB tăng trên 1.3%.
Sau đà tăng hứng khởi, đến giữa phiên VN-Index chùng xuống. Tuy giảm nhẹ chưa đến nửa điểm vào khoảng giữa phiên nhưng thực tế chỉ số đã có phần lớn khoảng thời gian đầu giao dịch bên trên tham chiếu, đến giữa phiên chùng xuống, phần lớn do Large Cap. Dù vậy, sàn HOSE vẫn có khoảng một nửa số cổ phiếu tăng giá. Khối ngoại đang bán ròng khá nhiều trên sàn này.
Tính đến 10h30, các nhóm ngành lớn bao gồm ngân hàng, điện, thực phẩm, xây dựng…, trừ bất động sản hay dầu khí trên HOSE bắt đầu có sự phân hóa. Sắt thép tiếp tục xấu từ đầu phiên, nhưng chứng khoán đang nổi lên là có nhiều cổ phiếu giảm giá. Ở các nhóm ngành vốn hóa nhỏ hơn, vẫn có một số nhóm nổi từ sớm như hóa chất và nông dược hay vật liệu xây dựng…, nhưng nhìn chung đa số nhóm còn lại cũng đang chuyển nhiều sang sắc vàng và đỏ.
Nhóm dầu khí “nhà PVN” tiếp tục giữ được sắc xanh kể từ đầu phiên, dù mức tăng bình quân đã giảm đôi chút, thậm chí đã có Large Cap đổi màu đỏ như PVI. GAS chỉ còn tăng dưới 1%, tương tự như BSR, POW, PVC, PVS… Cổ phiếu PVD vừa ra tin lãi đậm trong quý 1 năm nay, hiện tăng 1,7% và khối ngoại bán ròng nhẹ.
Nếu Vinfast lên sàn, có lẽ sẽ tăng giá mạnh với thông tin được tài trợ từ các thành viên trong cùng hệ sinh thái nhà Vin, và cả bản thân Chủ tịch tập đoàn. Hiện cả 3 cổ phiếu lớn “nhà Vin là” VIC, VRE và VHM đều giảm giá trên 1%. Tuy vậy, nhóm bất động sản vẫn giữ được sắc xanh đa số ở các mã vừa và nhỏ. Ở các tên tuổi tầm trung, sắc xanh đang hiện diện khá ổn ở CEO, DXG, IJC, KDH, NLG, NTL… Ở các mã nhỏ hơn, nổi lên vẫn là NDN hay SCR. Ở nhóm bất động sản khu công nghiệp, KBC đang nổi bật dần lên trong nhóm với mức tăng 2,5%, nhưng vẫn chưa “đọ” lại với hai mã đã tăng mạnh từ sớm là SNZ và SIP.
Dù có diễn biến khá đồng dạng với VN-Index, nhưng chỉ số HNX-Index lại đang giữ được vị thế tích cực trên tham chiếu suốt từ đầu phiên đến nay, với sự hỗ trợ từ những largecap như NTP, CEO, BAB, IDC, PVS… Ở nhóm HNX30 (tương tự VN30), đang có 12 mã tăng giá, bao gồm những cái tên đã nói bên trên, và LAS, DTD, TAR, HUT, L14…
Nhóm chứng khoán tiếp tục diễn biến cầm chừng và nghe ngóng, dù đã có thông tin tốt về khả năng triển khai hệ thống giao dịch KRX trong năm nay (cho phép mở rộng khả năng giao dịch như bán khống, T+… qua đó giúp gia tăng lợi ích cho công ty chứng khoán). SSI, VND, HCM, VCI, SHS, MBS… là những cổ phiếu công ty top đầu, nhưng liên tục dao động trong biên độ hẹp sáng nay, đổi màu không ngừng. Ở các cổ phiếu nhỏ hơn, cũng hầu như không tìm ra cái tên nào nổi bật, ngoại trừ đôi lúc nổi lên ở BVS, TVS…
Sau hai phiên tăng mạnh liền trước, thì sáng nay nhiều đại gia ngành thép đều giảm từ sớm, và lúc này những cái tên như HPG, HSG, NKG đều giảm quanh 1%. Đáng lưu ý là HPG đang đươc khối ngoại mua ròng nhiều. Khối lượng khớp lệnh của cổ phiếu này đến cuối phiên giao dịch buổi sáng là hơn 9 triệu đơn vị.
Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, VN-Index giảm gần 2 điểm, xuống 1,038.99 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 232.000 triệu đơn vị, tương ứng gần 3,805.518 tỷ đồng với 185 mã tăng, 64 mã tham chiếu và 160 mã giảm. Rổ VN30 giảm gần 4 điểm xuống 1,041.38 điểm, giao dịch hơn 49.937 triệu đơn vị, tương ứng 1,183.565 tỷ đồng với 7 mã tăng 5 mã tham chiếu và 18 mã giảm giá. Giao dịch nhiều nhất trong rổ VN30 là HPG với khối lượng khớp lệnh hơn 9 triệu đơn vị, tiếp đến NVL với 9 triệu đơn vị khớp lệnh. Bỏ lại sau khá xa nhưng cũng được cho là có khối lượng khớp lệnh nhiều trong rổ là STB với 2,2 triệu đơn vị được khớp lệnh. Tăng nhất trong rổ là GVR vowsi 2% nhưng cổ phiếu này lại giao dịch không nhiều.
HNX-Index tăng nhẹ, lên mức 206.00 điểm, khối lượng giao dịch đạt 35.075 triệu đơn vị tương ứng gần 511.959 tỷ đồng với 73 mã tăng, 58 mã tham chiếu và 70 mã giảm. UPCOM-Index giảm nhẹ, giao dịch đạt hơn 323.613 tỷ đồng với 122 mã tăng, 58 mã tham chiếu và 57 mã giảm.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại