Chủ nhật 20/04/2025 19:57
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 không dạy chữ P:

Không chỉ là câu chuyện thiếu một chữ cái

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong bức tâm thư và rất nhiều phản biện sau này của nhà giáo Đào Quốc Vịnh (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành, TP Hà Nội) gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đội ngũ chủ biên cuốn sách Tiếng Việt 1, bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”, thầy Vịnh đều trăn trở, việc không dạy chữ “P” và âm “pờ” là một lỗi nghiêm trọng, vi phạm các quy định của pháp luật đã ban hành về bảng chữ cái của tiếng Việt.
Nhà giáo Đào Quốc Vịnh
Nhà giáo Đào Quốc Vịnh

Thiếu hẳn một chữ cái trong bảng chữ cái

Nhà giáo Đào Quốc Vịnh phản ánh sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” không dạy chữ “P” độc lập. Sách này có dạy chữ “P” khi kết hợp với chữ “H” tạo thành chữ “PH” đọc là “phờ”, chưa dạy chữ “P” khi đứng trước các nguyên âm vì rất ít từ tiếng Việt có chữ P đứng trước các nguyên âm, nếu có thì là từ ngoại lai. Sách giáo khoa cho học sinh phổ thông, nhất là cấp tiểu học, phải có tính phổ quát tới 54 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, không phải chỉ dạy riêng cho học sinh người Kinh. Sai sót này là không thể chấp nhận được vì nó ảnh hưởng tới việc học tập của con em đồng bào các dân tộc. Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan hữu trách cần vào cuộc yêu cầu NXB Giáo dục Việt Nam, cụ thể là Tổng chủ biên bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cần bổ sung ngay việc dạy chữ "P", đưa nó trở lại mục lục của cuốn sách, ngang bằng với các chữ cái khác trong bộ chữ cái tiếng Việt đã được pháp luật quy định.

Trả lời ý kiến của nhà giáo Đào Quốc Vịnh, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Chủ biên Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống" lên tiếng rằng bảng chữ cái trong sách tiếng Việt 1 đã đầy đủ 29 chữ cái theo quy định. Ở nhiều bài học trong bộ sách này, học sinh được học và luyện viết chữ P qua ngữ liệu là những từ như đèn pin, cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen,… (trang 78, 118, 120, 124,… tập một). Ở sách giáo khoa Tiếng Việt 2, trong các văn bản đọc thì số các từ có chữ P không thể tính hết. Vì vậy, ý kiến cho Tiếng Việt 1, Kết nối không dạy chữ P là không có cơ sở.

Cũng theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, việc dạy âm đầu P (pờ) có hai cách: Cách dạy âm đầu P (âm pờ) trong bài dạy âm PH (âm phờ). Trước khi học âm PH, các em được luyện đọc âm P, chứ không học âm P riêng và không có từ ứng dụng riêng cho âm đầu P; Cách dạy âm P riêng và đưa những "từ ứng dụng" như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô để học sinh tập đọc và phát triển vốn từ. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của Bộ GD&ĐT (theo chương trình Tiếng Việt năm 2000) đã áp dụng cách thứ nhất và rất quen thuộc với đông đảo giáo viên dạy Tiếng Việt lớp 1 trên cả nước trong 20 năm qua. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, bộ Kết nối kế thừa cách dạy này.

-	Bài dạy chữ “Ph” của SGK Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài dạy chữ “Ph” của SGK Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

Sao khó thế việc thay tranh luận bằng bổ sung, chỉnh sửa?!

Không đồng tình với cách lý giải trên, thầy Đào Quốc Vịnh tiếp tục đưa ra quan điểm phản biện: Trong tiếng Việt không có phụ âm đầu pờ thì vì sao người Việt Nam bình thường đều phát âm được những từ mở đầu bằng pờ như “Pác Bó”, “Pa-cô”, “Sa Pa”, “đèn pin”, “pa nô”… Không thể coi “Pác Bó”, “Sa Pa”, “Pa-cô”… là từ ngoại lai chưa Việt hóa được. Còn về các từ như “pa nô”, “pin”, “pi-a-nô” thì thời điểm các từ này nằm ở “ngoại vi" như Tổng chủ biên cuốn sách nêu đã quá xa xưa. Xin khẳng định hàng chục năm nay những từ này đã được đưa vào từ điển Tiếng Việt. Lập luận của Tổng chủ biên sách Tiếng Việt Lớp 1 của bộ Kết nối tri thức cho rằng, dạy chữ P theo giải pháp dạy chữ P giống với Tiếng Việt 1 của Bộ theo chương trình Tiếng Việt năm 2000 là chưa đúng. Bởi, sách Tiếng Việt 1 theo chương trình năm 2000 đã cũ, cần phải đổi mới nên mới có Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hơn nữa, trong cuốn sách cũ tác giả tuy không dạy âm pờ nhưng có dạy chữ P ngay trong sách giáo khoa và vở tập viết cho học sinh. Điều này, những người viết sách đã không đọc tham khảo.

Phân tích về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông cho rằng, trong các kết quả nghiên cứu về ngữ âm học tiếng Việt từ cuối thế kỷ trước, âm p được coi là âm mượn từ nước ngoài. Nói cách khác, người ta quan niệm đó là âm không có trong tiếng Việt. Về bản chất, nó là phụ âm môi – môi, khi phát âm hơi bật ra nên gọi là phụ âm bật hơi, tắc vô thanh. Nhưng đó là nhìn nhận P với tính chất là phụ âm đầu. Trong cấu tạo âm tiết tiếng Việt, P còn tham gia với tư cách là phụ âm cuối. Nó có mặt trong rất nhiều từ như: khiếp (khiếp đảm, khiếp vía, khiếp hãi), tiếp (tiếp nhận, tiếp theo, tiếp tục). Đặc biệt là nó có mặt trong nhiều từ láy: chiêm chiếp, thiêm thiếp …

Trên phương diện từ vựng, vào thời điểm đó, các kết quả nghiên cứu cho thấy, các từ có âm P mở đầu tồn tại rất ít. Đó là các từ như: pinh pông (bóng bàn), pô pô lin, pê ni xi lin… Nhưng đến nay, số lượng các từ có âm p từ nước ngoài vào Việt Nam ngày một tăng lên. Việc không dạy âm P trong Sách Tiếng Việt 1 của bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” là chủ trương không đúng và lạc hậu với tình hình. Nhiều nhà giáo và chuyên gia ngôn ngữ đều đồng tình ở quan điểm, việc thiếu phương pháp cũng như có chủ trương không đúng về môn Tiếng Việt sẽ có tác hại lớn vì nó sẽ tạo ra khó khăn không cần và không nên có đối với trẻ em. Câu hỏi mà thầy Đào Quốc Vịnh đã đặt ra đó là: “Nếu giải pháp của các vị đúng thì tại sao quyển Tiếng Việt 1 thuộc bộ Chân trời sáng tạo cũng do PGS.TS Bùi Mạnh Hùng làm Tổng chủ biên và do NXB Giáo dục Việt Nam ấn hành lại dạy âm pờ và chữ P ngay từ phần “Âm” (trang 60 tập 1)?”.

Theo Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14-6-2002, bảng chữ cái chuẩn cho tiếng Việt gồm 29 chữ cái, trong đó có phụ âm P. Thời điểm đó, Bộ GD&ĐT cũng ban hành Mẫu chữ viết trong trường tiểu học gồm 29 chữ cái, trong đó có chữ P.
Xuân Thanh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phát động cuộc thi “Hải Phòng - Niềm tin và khát vọng vươn mình”

Phát động cuộc thi “Hải Phòng - Niềm tin và khát vọng vươn mình”

Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025), sáng 20/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Hải Phòng phát động cuộc thi sáng tác mỹ thuật, nhiếp ảnh với chủ đề "Hải Phòng - Niềm tin và khát vọng vươn mình".
Ô tô đang đỗ trong ngõ ở Hà Nội bất ngờ bốc cháy dữ dội

Ô tô đang đỗ trong ngõ ở Hà Nội bất ngờ bốc cháy dữ dội

Chiếc ô tô đang dừng đỗ trong ngõ ở phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội, thì bất ngỡ bốc cháy dữ dội. Sau vài phút, đám cháy được dập tắt, nhưng chiếc ô tô đã bị thiêu rụi.
Danh sách 65 cơ sở khám, chữa bệnh đủ điều kiện cấp giấy khám sức khỏe lái xe ở Hà Nội

Danh sách 65 cơ sở khám, chữa bệnh đủ điều kiện cấp giấy khám sức khỏe lái xe ở Hà Nội

Mới đây, Sở Y tế Hà Nội đã công bố danh sách 65 cơ sở khám, chữa bệnh đã liên thông thành công dữ liệu Giấy khám sức khỏe lái xe lên Cổng Thông tin giám định bảo hiểm y tế để thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Xén vỉa hè để giảm ùn tắc: giải pháp tạm thời giúp tránh xung đột giao thông

Xén vỉa hè để giảm ùn tắc: giải pháp tạm thời giúp tránh xung đột giao thông

Trong bối cảnh hạ tầng chậm phát triển, xén dải phân cách mở rộng không gian qua các nút giao... là những giải pháp được đánh giá hữu hiệu trong ngắn hạn, nhằm giảm thiểu áp lực giao thông đô thị.
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho việc tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho việc tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký ban hành Kế hoạch số 40/KH-BCĐ ngày 19/4/2025 phân công các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới VBQPPL liên quan đến tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Hà Nội: lấy ý kiến Nhân dân về 126 đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp

Hà Nội: lấy ý kiến Nhân dân về 126 đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng Nhân dân các cấp.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 20/4 đến ngày 30/4 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 20/4 đến ngày 30/4 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 13/4 đến ngày 23/4.
Dự báo thời tiết 20/4: Bắc Bộ, Trung Bộ nắng nóng gay gắt; Nam Bộ ngày nắng, gió nhẹ

Dự báo thời tiết 20/4: Bắc Bộ, Trung Bộ nắng nóng gay gắt; Nam Bộ ngày nắng, gió nhẹ

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 20/4.
Dự báo thời tiết 19/4: Bắc Bộ trưa chiều có nắng; Trung Bộ nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết 19/4: Bắc Bộ trưa chiều có nắng; Trung Bộ nắng nóng gay gắt

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 19/4.
Ấn tượng chương trình “Đường sách Hải Phòng 2025”

Ấn tượng chương trình “Đường sách Hải Phòng 2025”

Đường sách Hải Phòng 2025 với chủ đề “Đọc sách - con đường hướng đến thành công” vừa được Bảo tàng và Thư viện Hải Phòng tổ chức khai mạc vào tối 19/4 tại Vườn hoa Kim Đồng. Đây là sự kiện chào mừng nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng - Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng 2025 và hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam 21/4.
Hà Nội: phương án tuyển sinh lớp 10 THPT tư thục và trường công lập tự chủ tài chính

Hà Nội: phương án tuyển sinh lớp 10 THPT tư thục và trường công lập tự chủ tài chính

Chiều 18/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026 của các trường trung học phổ thông (THPT) tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.
Hôm nay (18/4): hạn cuối nộp phiếu dự tuyển lớp 10 tại Hà Nội và những lưu ý quan trọng

Hôm nay (18/4): hạn cuối nộp phiếu dự tuyển lớp 10 tại Hà Nội và những lưu ý quan trọng

Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố chỉ tiêu vào lớp 10 của 119 trường trung học phổ thông công lập. Phụ huynh và thí sinh cần hoàn thành “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025-2026” vào ngày hôm nay (18/4).

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động